Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 7
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 7
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Cực Ngắn)
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
Câu 1 (trang 115 VBT): Khi nào cần phải làm văn bản đề nghị?
Trả lời:
Em chọn phương án: B. Xuất hiện một nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể muốn cấp trên hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Câu 2 (trang 115 VBT): Lí do viết đơn và đề nghị có điểm tương đồng nhau: đều trình bày nguyện vọng nhưng cũng có những điểm khác biệt. Em hãy tìm hiểu cách làm đơn ở Chương trình Ngữ văn rồi so sánh xem hai loại văn bản này khác nhau như thế nào ở các phương diện: động cơ thúc đẩy, vị thế của người viết văn bản. Xét cụ thể hai trường hợp của đề bài thì lí do viết đơn xuất phát từ hoàn cảnh riêng hay chung, viết với tư cách cá nhân hay tập thể. Còn tình huống kiến nghị có phải xuất phát từ chủ quan hay là từ khách quan? Người viết có phải chỉ đại diện cho cá nhân mình không?
Trả lời:
a. Sự giống nhau giữa lí do viết đơn và đề nghị: đều trình bày nguyện vọng của một cá nhân hay tập thể.
b. Sự khác nhau giữa lí do viết đơn và đề nghị:
– Hoàn cảnh viết đơn xuất phát từ hoàn cảnh riêng, viết với tư cách cá nhân.
– Tình huống kiến nghị của đơn xuất phát là chủ quan, tình huống kiến nghị của đề nghị xuất phát từ khách quan.
– Người viết kiến nghị không chỉ đại diện cho cá nhân mình.
Câu 3 (trang 116 VBT): Văn bản đề nghị sau đây còn thiếu mục nào? Nếu thiếu, hãy viết thêm cho đầy đủ.
Trả lời:
Các mục sau còn thiếu, cần bổ sung:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Địa điểm và thời gian làm giấy đề nghị
– Nơi nhận đề nghị
– Chữ kí và họ tên người đề nghị.