Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Cực Ngắn)
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 8
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
Câu 1 (Bài tập 1 tr.22 – 23 SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
Câu nghi vấn | Chức năng |
a. Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? | Biểu lộ sự ngạc nhiên đến sững sờ của ông giáo. |
b. Nào đâu những đêm vàng… trăng tan? | Bộc lộ sự nuối tiếng những ngày tháng huy hoàng, oanh liệt chỉ còn là quá khứ. |
Đâu những ngày mưa… đổi mới? | |
Đâu những bình minh… tưng bừng? | |
Đâu những chiều…phần bí mật? | |
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? | |
c. Vậy thì sự biệt li… nhẹ nhàng rơi? | Hai câu nghi vấn trên dùng để thể hiện phủ định sự biệt li khi nhìn chiếc lá rơi. |
d. Ôi, nếu thế thì đâu còn là quả bóng bay? | Dùng để khẳng định những đặc tính vốn có của quả bóng bay ( vỡ, bay mất). |
Câu 2 (Bài tập 2 tr.23-24 SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
Câu nghi vấn | Đặc điểm hình thức | Chức năng |
a. “Sao cụ lo xa quá thế?”, “Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?”, “Ăn mãi hết đi thì đến lúc ấy lấy gì mà lo liệu?” | Có dấu hỏi chấm kết thúc câu, và sử dụng có từ “thế”, “gì” | Ông giáo dùng câu hỏi để khuyên lão Hạc. Còn lão Hạc dùng câu hỏi thể hiện sự buồn bã, lo lắng về tương la |
b. “Cả đàn bò giao cho thằng bé người không ra người, ngợm không ra ngợm ấy chăn dắt làm sao?” | Các từ để nghi vấn “làm sao”, có dấu chấm hỏi cuối câu | Thể hiện sự chê bai, không tin tưởng của nhân vật phú ông. |
c. “Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?” | Từ nghi vấn “ai”, dấu hỏi kết thúc câu | Dùng để khẳng định tình mẫu tử của măng tre |
d. “Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?” | Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc? | Dùng để hỏi |
Câu nghi vấn có thể thay thế được bằng một câu không phải là câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương | Câu có ý nghĩa tương đương |
– “Sao cụ lo xa quá thế?” | – Cụ đừng lo xa quá |
– “Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?” | – Cụ tội gì mà phải nhịn đói mà |
– “Ăn mãi hết đi thì đến lúc ấy lấy gì mà lo liệu?” | – Giờ mà ăn hếtt ít nữa không có gì đề lo liệu |
– “Cả đàn bò giao cho thằng bé người không ra người, ngợm không ra ngợm ấy chăn dắt làm sao?” | – Không thể giao đàn bò cho thằng bé người không ra người ngợm không ra ngợm kia chăn dắt được |
Câu 3 (Bài tập 4, tr.24 – SGK Ngữ văn 8, tập 1):
Trả lời:
– Trong những trường hợp đó câu nghi vấn dùng để chào hỏi
– Mối quan hệ giữa người nói với người nghe là mối quan hệ gần gũi, thân thiện.
Câu 4:
Trả lời:
– Năm tình huống giao tiếp cần dùng câu nghi vấn mà không nhằm mục đích để hỏi:
Khẳng định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc, cầu khiến
– Ví dụ minh họa:
+ Mày muốn ăn đòn hả?
+ Trời ơi! Sao cuộc đời bất công với tôi thế?
+ Bạn có thể đừng hút thuốc nữa được không?
+ Sao tôi không làm được việc đấy chứ?
+ Tôi đã làm gì nên tội?
Câu 5:
Trả lời:
Câu nghi vấn cho trước: “Sao không bảo nó đến?”
Những câu nghi vấn khác được tạo ra sau khi đảo trật tự các từ trong câu:
– Sao nó bảo không đến?
– Nó đến sao không bảo?
– Sao bảo nó không đến?