Bài 14

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Câu 1 (Bài tập 1 trang 142-143 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

Đoạn trích Công dụng của dấu ngoặc kép
a Trích dẫn lời nói trực tiếp
b Thể hiện hàm ý mỉa mai, châm biếm
c Trích từ ngữ mượn lời của người khác
d Tách từ ngữ tác giả mượn lời người khác trong bài viết của mình
e Trích dẫn lời nói trực tiếp của người khác vào bài viết của mình

Câu 2 (Bài tập 2 trang 143 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

a. Dấu hai chấm sau từ “cười bảo” để báo trước cuộc đối thoại

Dấu ngoặc kép đánh dấu từ “cá tươi” và “tươi” để đánh dấu từ ngữ của người khác.

b. Dấu hai chấm sau từ “chú Tiến Lê” để báo hiệu lời dẫn trực tiếp: “Cháu hãy vẽ cái gì đó thân thuộc nhất với cháu” để trích dẫn lời nói của người khác

c. Dấu ngoặc kép sau từ “bảo hắn”: “Đây là cái vườn mà ông cụ… bán đi một sào” để trích dẫn lời nói của ông giáo.

Câu 3 (Bài tập 3 trang 143-144 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

Hai đoạn văn trên có nghĩa giống nhau nhưng dùng những dấu câu khác nhau vì câu a là lời dẫn trực tiếp và câu b là lời dẫn gián tiếp

Câu 4:

Trả lời:

Công dụng của dấu ngoặc kép:

a. Khi nói câu này được phát âm nhẹ nhàng thể hiện sự thân thiết, tình cảm

b. Nó thường nói với tôi rằng: Nó quý tôi lắm!

c. Nó thường nói với tôi rằng nó quý (thái độ trân trọng, yêu thương, gần gũi) tôi lắm.

Câu 5 (Bài tập 4 trang 144 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

a. Đoạn văn:

Chùa một cột còn có tên gọi khác là Liên Hoa Đài (đài hoa sen) là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội thu hút sự tham quan của nhiều du khách gần xa. Tương truyền chùa được xây dựa theo giấc mộng của vua Lí Thái Tông thấy phật Quan Âm ngồi trên tòa sen và mời ông lên đó. Quần thần xem đây là một “điềm gở” nhưng một nhà sư cho rằng đó là điềm báo tốt và khuyên nhà vua nên xây một công trình có hình dáng như thế. Từ đó chùa Một cột ra đời. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, nhìn từ xa giống như một bông hoa sen đang nở. Chùa hoàn toàn được làm bằng gỗ cột trụ ở dưới giống như thân sen đỡ lấy phần bên trên là đài sen. Bên trong chùa có thờ phật bà Quan Âm để nhân dân có thể đến cầu may. Cùng với chùa một cột, các thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội như: cầu Thê Húc, hồ Gươm, đền Ngọc Sơn, Tháp Bút,…đã làm cho Hà Nôi, mảnh đất nghìn năm văn hiến thêm phần thiêng liêng, cổ kính và ngày càng được sự quan tâm, mến mộ của du khách bốn phương

b. Công dụng của dấu câu:

– Dấu ngoạc đơn: Giải thích cho tên gọi Liên Hoa Đài

– Dấu ngoặc kép: Nhấn mạnh ý nghĩa của quần thần

– Dấu hai chấm: Liệt kê các danh lam thắng cảnh

Câu 6 (Bài tập 5 trang 144 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

Những trường hợp có sử dụng dấu ngoặc đơn, ngoặc kép:

– Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh” (Lão Hạc – Nam Cao).

⇒ Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật

– Theo thống kê của Hội nghị Cai-rô (Ai Cập) họp ngày 5 – 9 – 1994 thì tỉ lệ sinh con của một phụ nữ Ấn Độ là 4,5; Nê- pan: 6,3; Ru-an-đa: 8,1 (Bài toán dân số)

⇒ Dấu ngoặc đơn để làm rõ hơn về địa điểm của hội nghị, dấu hai chấm để dẫn ra con số.

– Bài tập viết: Tôi đi học (Cổng trường mở ra)

⇒ Dấu hai chấm để ngăn cách hai vế câu nhằm nhấn mạnh nội dung.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 935

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống