Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Cực Ngắn)
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 8
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
Câu 1 (Câu 1 tr.101 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
Ba luận điểm ứng với 3 phần của văn bản:
– Phần 1: Ý nghĩa của sự tự do chủ động, thoát khỏi những ràng buộc của đi bộ ngao du.
– Phần 2: Bằng hình thức đi bộ ngao du người ta có thể tùy thích lựa chọn, thu lượm kiến thức mình quan tâm.
– Phần 3: Đi bộ ngao du là hình thức giúp con người ta khỏe mạnh cả vật chất lẫn tinh thần.
Câu 2 (Câu 2 tr.101 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
Trình tự sắp xếp ba luận điểm chính có hợp lí. Tại vì nó thể hiện được tư tưởng của tác giả khao khát tự do.
Câu 3:
Trả lời:
– Hệ thống luận cứ được tác giả đưa ra để làm sáng rõ cho luận điểm: Đi bộ ngao du cho con người được tận hưởng tự do:
+ So sánh với đi ngựa, ta thích đi lúc nào thì đi, thích dùng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều hay ít là tùy
+ Được quan sát khắp nơi, được dừng lại ngắm cảnh đẹp, thích thì ở lại không thích thì bỏ đi.
+ Được hưởng thụ tất cả sự tự do con người có thể hưởng thụ.
– Nhận xét: Các luận cứ tác giả đưa ra rất thuyết phục, cụ thể mà gần gũi dễ diểu
Câu 4:
Trả lời:
Theo tác giả, tích lũy tri thức mọi mặt bằng cách đi bộ ngao du có những ưu thế sau:
– Tích lũy tri thức một cách sinh động, trực tiếp.
– Không tiếp thu cách học khô khan, thuần túy sách vở, xa rời thực tiễn của những “triết gia phòng khách”
Câu 5 (Câu 3 tr.101 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
Tác giả dùng đại từ nhân xưng “ta” khi lý luận chung, và dùng đại từ nhân xưng “tôi” khi trình bày những trải nghiệm của bản thân.
+ Nhận định chung, khái quát được bổ sung bằng thể nghiệm của chính cá nhân nhà văn khiến cho bài viết có tính thực tế, chân thành hơn.
+ Khi tác giả mượn vai Ê-min để thể hiện cái “tôi” cá nhân để vấn đề sinh động, lôi cuốn và thuyết phục hơn.
Câu 6 (Câu 4 tr.101 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
Qua bài này con người, tư tưởng, tình cảm của nhà văn Ru-xô hiện lên:
+ Qúy trọng tự do, yêu thiên nhiên.
+ Con người giản dị, muốn sống thuận theo tự nhiên
+ Ông hướng tới sự giáo dục toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.