Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Cực Ngắn)
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 8
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
Câu 1 ( Câu 2 tr.40 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
Kết cấu của bài thơ theo mô hình kết cấu bài thơ tứ tuyệt: Khai – thừa – chuyển – hợp, mỗi phần mang một nội dung cụ thể:
– Câu đầu (khai) – mở ra ý thơ: nhắc tới Khẳng định sự khó khăn là điều hiển nhiên của người đi đường.
– Câu thừa – mở rộng, triển khai, cụ thể hóa ý thơ: Những khó khăn, gian khổ của người đi đường được cụ thể hóa bằng các hình ảnh.
– Câu chuyển – chuyển ý (câu quan trọng để bộc lộ ý thơ trong bài thơ tứ tuyệt): Khi vượt qua hết những khó khăn, khổ cực sẽ lên đến đỉnh cao chót vót.
– Câu hợp – gắn kết với câu chuyển để tổng kết, thâu tóm ý thơ: đứng trên đỉnh cao nước non ngàn dặm thu vào tầm mắt
Câu 2 (Câu 4 tr.40 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
– Phân tích câu 2 và câu 4:
+ Câu 2 tập trung vẽ ra cảnh núi non trùng điệp kéo dài bao la qua thủ pháp điệp ngữ “Núi cao rồi lại núi cao” kết hợp với từ láy “trập trùng” thể hiện sự khó khăn, hiểm trở của con đường mà Bác đang đi
+ Câu 4 vẽ ra tư thế đĩnh đạc, đường hoàng cũng như tâm thế sảng khoái bay bổng của thi nhân. Hình ảnh con người dang rộng bàn tay như muốn ôm cả non sông đất trời, đón nhận cảnh sắc thiên nhiên bao la, khoáng đạt trong niềm sung sướng của một con người vừa vượt qua một chẳng đường đi vất vả.
– Hai câu thơ trên ngoài ý miêu tả con mang bài học thấm thía, sâu sắc về đường đời: nếu kiên trì, chịu khó vượt qua gian lao khổ cực, nhất định sẽ có ngày dfnh được thắng lợi vẻ vang
Câu 3 (Câu 3 tr.40 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
Hiệu quả của việc sử dụng điệp ngữ:
– Tạo âm hưởng, nhịp điệu cho bài thơ.
– Nhấn mạnh những khó khăn, gian khổ mà người đi đường phải vượt qua.
– Khẳng định tinh thần cứng cỏi của người khi vượt qua những điều chông gai.
Câu 4 (Câu 5 tr.40 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
– Đây không phải là bài thơ tả cảnh kể chuyện bởi vì phương thức miêu tả, tự sự được sử dụng là để khái quát chứ không phải để tả, kể về một cuộc đi đường cụ thể.
– Nội dung, ý nghĩa bài thơ: Mượn chuyện đi đường với muôn vàn khó khăn, thử thách để vươn tới đỉnh cao Người muốn nhắn nhủ bài học kinh nghiệm về đường đời, con đường cách mạng gian lao, lâu dài và nhất định thắng lợi.