Bài 9

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Câu 1 (Câu 1 trang 100 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

a. Hai mạch kể chuyện ứng với hai đại từ nhân xưng tôi, chúng tôi trong văn bản:

– Mạch kể thứ nhất (tôi): từ “phía trên làng tôi” đến “gương thần xanh” và từ “tôi lắng nghe” đến “Trường Đuy-sen”

– Mạch kể thứ hai (chúng tôi): từ “làng Ku-ku-rêu” đến “chân trời phía Tây” và từ “vào năm học cuối cùng” đến “biêng biếc kia”.

b. – Ở mạch kể thứ nhất, người kể chuyện nhân danh “chúng tôi”

– Ở mạch kể thứ hai, người kể chuyện nhân danh “tôi”

c. Mạch kể chuyện quan trọng hơn là mạch kể: tôi

– Lí do: Vai tôi xuất hiện nhiều hơn trong tác phẩm, dẫn dắt câu chuyện, mọi sự việc đều được quan sát dưới góc nhìn của tôi, thậm chí khi xưng “chúng tôi” thì cũng vẫn có sự có mặt của “tôi”

Câu 2 (Câu 2 trang 100 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

a. Hai cây phong với những kỉ niệm tuổi học trò:

– Kỉ niệm về kì nghỉ hè chạy lên đồi phá tổ chim

– Mở ra những chân trời mới đẹp đẽ, bao la trước mắt bọn trẻ.

b. Cảm nhận của bọn trẻ từ trên tầm cao của cây phong.

– Cảm nhận thế giới, thiên nhiên:

   + Hình ảnh hai cây phong: khổng lồ, nghiêng ngả, bóng mát rượi, cao ngang tầm cánh chim, tiếng lá xào xạc dịu hiền, cành cao ngất…

   + Hinh ảnh cây phong qua âm thanh (tiếng rì rào như một làn sóng thủy triều dâng, khi lại thì thầm tha thiết,..), khi mấy đen kéo đến cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.

   + Quang cảnh: đất rộng bao la, dải thảo nguyên hoang vu mất hút trong sương mờ đục, dòng sông lấp lánh tận chân trời…

– Khát vọng, ước mơ: Mở ra trước mắt một thế giới đẹp đẽ vô ngần

⇒ Ngòi bút đậm chất hội họa, có màu sắc, đường nét.

Câu 3 (Câu 3 trang 100 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

a. Hình ảnh hai cây phong trong tâm hồn người kể chuyện:

– Cây phong cao lớn hệt như ngọn hải đăng, chúng có tiếng nói và có tâm hồn riêng

– Cây phong có màu sắc, đường nét, âm thanh riêng với nét đẹp và sức hút kì diệu

b. Nguyên nhân của tình cảm gắn bó sâu nặng đó:

– Hình ảnh hai cây phong gắn với chuỗi kỉ niệm học trò “tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy… như mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…”

– Đặc biệt hai cây phong là nhân chứng cảm động về tình thần trò giữa cô bé An-tư-nai và thầy Đuy-sen.

Câu 4: Em có nhận xét gì về lối văn kể chuyện xen lẫn miêu tả và biểu cảm của tác giả?

Trả lời:

“Hai cây phong” là câu chuyện kể về vẻ đẹp của hai cây phong và những kỉ niệm tác giả đã gắn bó với nói. Vẻ đẹp của hai cây phong được hiện lên qua rất nhiều yếu tố miêu tả (âm thanh, màu sắc, hình khối), những kỉ niệm cùng hai cây phong cũng được tác giả miêu tả rất cụ thể, sinh động qua đó thể hiện nét bút tài hoa, tinh tế của tác giả. Đồng thời qua yếu tố kể và tả đã thể hiện tình yêu và sự xúc động trân trọng của tác giả với hai cây phong.

Câu 5:

Trả lời:

Thầy Đuy-xen là người thầy tâm huyết, có tấm lòng thương yêu và lòng nhân ái. Thầy Đuy – xen đã mang hai cây thông non về trường trồng và bảo “…khi chúng lớn lên sẽ ngày một thêm sức sống, trưởng thành, em sẽ là một người tốt hơn”. Qua đây đã cho thấy, người thầy ấy đã gửi gắm ước mơ về sự lớn khôn, trưởng thành của các thế hệ học trò khi vùi hai gốc cây thông xuống đất.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1125

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống