Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Cực Ngắn)
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 8
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
Câu 1 (Câu 3 trang 162 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
– Bối cảnh không gian: cuộc chia ly diễn ra ở biên ải hoang vu, ảm đạm.
– Hoàn cảnh éo le: cuộc chia ly không có ngày về của người cha
– Tâm trạng của các nhân vật trong hoàn cảnh éo le nhất:
+ Người cha: Đau xót mệnh nước, đau buồn trước hoàn cảnh bản thân, thương đứa con ở lại bơ vơ một mình, dặn con trở về giúp nước báo thù
+ Người con: Tha thiết một lòng theo cha để báo hiếu, xót thương đau buồn khi tiễn biệt cha ra đi.
– Sức mạnh gợi cảm và ý nghĩa lời khuyên con của cha: Lời cha dặn con đặt chữ ái quốc làm đầu đặt trong bối cảnh bi thảm, tâm trạng đau buồn trong buổi tiễn biệt càng làm cho lời phó thác của người cha trở nên thiêng liêng.
Câu 2 (Câu 4 trang 162 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
a. Tâm sự yêu nước thể hiện qua những tình cảm:
– Nỗi đau mất nước, uất hận trước tội ác của kẻ thù
+ Gợi tả cảnh đau thương, mù mịt của đất nước khi bị xâm lăng
+ Cảnh thê lương “xương rừng máu rộng”, “xiêu tán hao mòn”, “bốn phương khói lửa”
+ Tiếng khóc thương ai oán trước nạn đất nước diệt vong, người người li biệt
+ Nỗi đau xé tận tâm can của người đang đi vào cõi chết nhưng vẫn không quên tội ác kẻ thù.
– Những lời cha khuyên của cha với con:
+ Lời dặn dò đứa con thay mình trả thù nhà, đền nợ nước.
+ Nhắc đứa con nhớ về trang sử hào hùng, niềm tự hào của dân tộc
+ Lấy tấm gương hiệp nữ minh chứng cho việc hy sinh vì nghiệp
– Sức gợi cảm của đoạn thơ:
Cách biểu hiện cảm xúc của tác giả: Da diết, xót xa khi thể hiện những cảm xúc buồn thương qua những hình ảnh chia lìa, tang tóc làm đau buốt tâm can, nỗi căm tức tột cùng trước tội ác của giặc.
⇒ Tâm trạng ấy được đặt trong bối cảnh không gian cụ thể làm cho cảm xúc chân thành hơn tạo sức lay động lớn.
Câu 3 (Câu 5 trang 163 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
– Nỗi bất lực của người cha : tuổi cao, sức yếu, lỡ sa cơ, thân tàn
– Nhắc sự nghiệp của tổ tông: vì nước gian lao.
⇒ Mục đích: Đặt niềm tin và khích lệ ý chí trả nợ nước, báo thù nhà của đứa con. Người cha giao trọng trách gánh vác cho đứa con.
Câu 4:
Trả lời:
Đặt mình vào địa vị người con, em sẽ đón nhận lời kí thác cuối cùng: “Giang sơn gánh vác sau này cậy con” bằng tất cả cả tài năng và tâm huyết của tuổi trẻ. Gánh vác giang sơn thực chất là công việc xây dựng, giữ gìn và bảo vệ đất nước. Cha đã dành gần một đời người vì sự nghiệp ấy, thế nhưng con đường cha đang đi còn dang dở đã phải chịu cảnh lưu đày nơi ải xa. Chính vì vậy gánh vác giang sơn vừa là hành động thể hiện sự báo hiếu đối với cha, đi tiếp con đường cha đã từng để báo thù cho cha, vừa là trọng trách của thế hệ trẻ với tương lai đất nước.
Câu 5:
Trả lời:
a. Ý nghĩa của hai chữ nước nhà:
Đặt mình vào trong hoàn cảnh của hai cha con Nguyễn Trãi – Nguyễn Phi Khanh trong cảnh chia li đầy đau thương và nước mắt nơi biên ải xa mới thấy được mối tương quan chặt chẽ giữa tidnh nhà và nghĩa nước, nợ nước và thù nhà về chung một mối và được đặt song song với nhau thành hai chữ nước nhà.
b. Lời nhắn nhủ của cha ông đối với thế hệ đương thời: Phải hết lòng cống hiến vì sự nghiệp đất nước, tích cực học tập lao động rèn luyện để đem tài năng giúp ích cho đời