Bài 23

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Câu 1 (Câu 1 tr.61 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

Bài hịch này có thể chia thành 4 đoạn:

a. Phần 1 (từ đầu … đến nay còn lưu tiếng tốt) Tác giả dẫn ra những gương trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước lưu truyền trong sử sách.

b. Phần 2( tiếp … ta cũng vui lòng) Bộc lộ sự căm phẫn trước sự hống hách của giặc.

c. Phần 3 ( tiếp … không muốn vui vẻ cùng ta có được không) Phân tích phải trái, đúng sai định hướng hàng ngũ quân sĩ.

d. Phần 4 (còn lại) Lời khích lệ, hiệu dụ tướng lĩnh

Câu 2 (Câu 2 và 3 Tr.61 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

a. Hình ảnh sự ngang ngược và tội ác của giặc được miêu tả qua:

– Những chi tiết tả thực:

   + Đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình.

   + Bắt nạt tể phụ, đòi lụa ngọc, thu vàng bạc, vét của kho.

– Việc sử dụng các biện pháp tu từ:

   + So sánh quân giặc với thân dê chó, lưỡi cú diều.

   + Hình ảnh được đặt trong thế đối sánh để tỏ rõ sự căm thù, khinh bỉ cực độ: uốn lưỡi cũ diều- sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó- bắt nạt tể phụ.

b. Lòng yêu nước, căm thù giặc của ta được thể hiện qua

– Những chi tiết tả thực:

   + Tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như dao cắt, nước mắt đầm đìa.

   + Căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù

   + Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, … ta cũng vui lòng.

– Việc sử dụng các biện pháp tu từ: Liệt kê, các động từ mạnh, các tính từ chỉ cảm xúc

c. Cả hai phần đều nhằm mục đích khởi gợi, khích lệ tinh thần yêu nước của tướng sĩ

Nếu phần trên khơi gợi bằng cách nêu lên thực trạng thì phần dưới nêu lên bằng cách nói lên tâm sự nỗi lòng của vị chủ tướng, thuyết phục tướng sĩ bằng tình cảm.

Câu 3:

Trả lời:

a. Vị trí của bài hịch:

– Xét về độ dài và vị trí trong hệ thống lập luận: Đây là đoạn dài nhất trong bài hịch phê phán những hành động sai của tướng sĩ đồng thời khẳng định những hành động đúng, nên làm.

– Xét về hiệu quả thuyết phục tướng sĩ: thức tỉnh ý thức tự tôn dân tộc, qua đó vạch ra hướng đi đúng đắn, quyết tâm tiêu diệt kẻ thù.

b. Đoạn 3 có thể chia thành 3 phần nhỏ:

– Phần thứ nhất: từ các ngươi ở cùng ta đến cũng chẳng kém gì: Ân tình chủ tướng giữa Trần Quốc Tuấn và tướng sĩ nhà Trần

– Phần thứ hai: Tiếp đến phỏng có vui vẻ không: Trần Quốc Tuấn nghiêm khắc phê phán thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, những hành động sai trái của tướng sĩ khi đất nước bị làm nhục.

– Phần thứ ba: Nay ta bảo đến phỏng có được không: Thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm của tướng sĩ, chấn chỉnh suy nghĩ, hành động của tướng sĩ cho đúng đắn:

c. Các biện pháp tu từ được sử dụng:

– Điệp ngữ:

   + Dẫn chứng: Hoặc…hoặc, chẳng những….chẳng những,

   + Tác dụng: Nhấn mạnh suy nghĩ, hành động việc làm sai trái của người nghĩ sĩ dẫn đến những hậu xấu

– Phép đối:

   + Dẫn chứng: Giữa các câu trong đoạn 2, các vế trong các câu

   + Tác dụng: Khẳng định những điều sai trái không nên làm và những điều đúng đắn cần phải làm của người nghĩa sĩ

– So sánh, ẩn dụ: cách đối đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì

   + Dẫn chứng: Nhấn mạnh tình chủ tướng ân nghĩa của Trần Quốc Tuấn với tướng sĩ

   + Tác dụng: Làm nổi bật hình ảnh đau thương người dân mất nước hình ảnh ngang ngược, tàn bạo của giặc Nguyên- Mông

d. Mối quan hệ giữa ta và tướng sĩ:

– Khác nhau cơ bản về thân phận: Chủ – tướng

– Song có nhiều điểm giống:

   + Giống nhau về trách nhiệm: Đánh đuổi quân Mông – Nguyên cứu nước

   + Giống nhau về tinh thần, thái độ với đất nước: Yêu nước, có ý thức dân tộc.

Câu 4 (Bài luyện tập 2∗ tr.61 – SGK Ngữ văn 8 tập 1):

Trả lời:

– Hịch tướng sĩ có lập luận chặt chẽ, sắc bén thể hiện ở những phương diện:

   + Các đoạn có sự liên kết chặt chẽ về nội dung: Để khích lệ tinh thần yêu nước, quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược, tác giả đã khích lệ lòng căm thù ngoại xâm, nỗi nhục của kẻ mất nước, khích lệ tinh thần trung quân ái quốc, ý thức ân nghĩa thủy chung, khích lệ ý chí lập công danh, vì đất nước cũng là vì chính mình, khích lệ ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng trước điều hơn lẽ thiệt

   + Mối quan hệ giữa các phần trong đoạn: Để khích lệ tinh thần trung quân ái quốc tác giả đã chỉ ra những điều đúng sai, nên làm, không nên làm của người nghĩa sĩ

   + Mối quan hệ giữa các câu trong đoạn: Nội dung các câu trong đoạn đều hướng đến một nội dung chung

   + Mối quan hệ giữa các vế trong câu: Các vế trong câu có sự đối xứng nhau, bổ sung ý nghĩa cho nhau

   + Các quan hệ từ (huống, huống chi, chẳng những…mà…mà” có vai trò quan trọng trong việc liên kết câu

– Các biện pháp tạo hình ảnh, những biểu hiện của cảm xúc trong bài:

   + Hình ảnh có tác dụng gợi cảm cao: Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù

   + Giọng điệu và hình thức cú pháp: Khi thì nghiêm khắc, khi nhẹ nhàng bảo ban khuyên giải

   + Những biện pháp tu từ, những thủ pháp nghệ thuật làm nổi bật cảm xúc (phép đối, điệp ngữ,…)

   + Những chỗ thể hiện cảm xúc trực tiếp: Căm tức, buồn, lo

Câu 5∗:

Trả lời:

Hịch tướng sĩ và lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đều là những văn bản được viết theo phong cách chính luận thuyết phục tướng sĩ, nhân dân về lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu chống quân thù bằng những lí lẽ vô cùng thuyết phục. Cả hai tác phẩm đểu được viết trong những thời khắc trọng đại của dân tộc, những thời điểm “ngàn cân treo sợi tóc” cần sự chung tay, đoàn kết chiến đấu của toàn dân tộc. Tuy nhiên, hai văn bản được viết trong hai thời kì khác nhau với văn phong và quan niệm thẩm mĩ khác nhau nên có thể thấy Lời kếu gọi toàn quốc kháng chiến là cách viết trực tiếp, cụ thể còn hịch tướng sĩ được thể hiện qua những hình ảnh, từ ngữ giàu sức gợi hình. Tuy nhiên, sức thuyết phục của cả hai tác phẩm đều có giá trị như nhau.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1029

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống