Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Cực Ngắn)
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 8
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
Câu 1 (Bài tập 1 trang 95 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
a. Mở bài:
– Giới thiệu về cô bé bán diêm
– Hoàn cảnh của cô bé: Trong đêm giao thừa lạnh giá một mình bơ vơ giữa trời khuya giá lạnh
b. Thân bài.
– Cảnh ngộ bất hạnh của cô bé bán Diêm: Mồ côi mẹ, ở với người bà hiền từ trong một căn nhà xinh xắn, khi bà mất phải ở cùng người cha nát rượu trong một gác xép lạnh giá, suốt ngày đánh đập em.
– Giấc mơ về hạnh phúc của cô bé:
+ Lần quẹt diêm thứ nhất: Ước mơ về chiếc lò sưởi (ngọn lửa xanh lam, trắng ra rực hồng, chiếc lò sưởi bằng sắt có những hình mổi bằng đồng bóng nhoáng…Em bé cảm thấy thật dễ chịu)
+ Lần quẹt diêm thứ hai: Ước mơ về bàn ăn thịnh soạn (miêu tả về bàn ăn và cảm giác sung sướng của cô bé).
+ Lần quẹt diêm thứ ba: Ước mơ về cây thông Nô-en (miêu tả về cây thông)
+ Lần quẹt diêm thứ tư: Ước mơ được gặp lại bà ( miêu tả hình ảnh người bà và tình cảm của cô bé đối với bà nội)
+ Lần quẹt diêm thứ năm: Khát khao níu giữ bà ở lại (khát khao được thoát khỏi những đau khổ thực tại, được sống cùng bà)
– Kết cục đau thương có của em bé mồ côi (miêu tả hình ảnh cô bé khi ra đi, nỗi xót thương của tác giả)
c. Kết bài
– Kết cục số phận của cô bé: Dù ra đi nhưng đó chính là sự giải thoát khỏi thực tại đầy đau khổ cho cô bé
– Cảm nhận của người kể: Đau đớn, xót thương, đồng cảm.
Câu 2:
Trả lời:
– Nêu nhận xét: Dàn ý trên chưa đầy đủ, các ý chính chưa được sắp xếp hợp lí.
– Bổ sung, sửa chữa:
+ Mở bài: Bổ sung ý: Khái quát về kết quả và ấn tượng về việc tốt đó với em
+ Thân bài: Sắp xếp lại các ý
• Diễn biến của việc tốt em đã làm: Hoàn cảnh, thời gian, không gian, diễn biến sự việc (sử dụng yếu tố miêu tả)
• Thái độ của người được em giúp đỡ (Sử dụng yếu tố biểu cảm)
• Cảm nhận của bản thân: Sung sướng, tự hào (Sử dụng yếu tố biểu cảm)
– Kết bài: Bổ sung thêm ý: Bài học lời khuyên cho mọi người
Câu 3 (Bài tập 3 trang 95 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
a. Mở bài
– Giới thiệu về người bạn và kỉ niệm tuổi thơ cùng bạn
– Khái quát suy nghĩ của bản thân về kỉ niệm đó
b. Thân bài
– Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện (diễn ra ở đâu, khi nào)
– Diễn biến câu chuyện ra sao: Bắt đầu – diễn biến – kết thúc.
– Điều khiến bản thân cảm thấy xúc động nhất là gì
– Khái quát suy nghĩ, cảm xúc của mình về kỉ niệm đó.
c. Kết bài
– Kỉ niệm đó có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân em
– Thể hiện tình cảm của bản thân đối với kỉ niệm và người bạn của mình