Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Cực Ngắn)
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 8
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
Câu 1:
Trả lời:
a. Mở bài: Khái quát về người kể chuyện và câu chuyện
– “Tôi” là bà hàng xóm
– Câu chuyện tôi sẽ kể đó là hoàn cảnh của chị Dậu, tình yêu thương quan tâm của chị đối với chồng và sự vùng lên phản kháng của chị
b. Thân bài
– Các chi tiết tự sự:
+ Tình trạng của anh Dậu: Ốm như người sắp chết vừa được lôi từ đình về
+ Chị Dậu săn sóc chồng: Nấu bát cháo cho chồng ăn, ân cần ngồi bên chồng xem anh ăn có ngon miệng không
+ Những hành động ức hiếp của cai lệ với người nhà lí trưởng: Quát tháo, mắng nhiếc, đánh chị Dậu
+ Sự vùng lên của chị Dậu: Mạnh mẽ đánh trả
– Các chi tiết miêu tả
+ Anh Dậu: Thân hình ốm yếu, dáng vẻ hoảng hốt
+ Những cử chỉ ân cần của chị Dậu với chồng con: Ngắm nhìn chồng ăn
+ Những lời lẽ, hành động thô bạo tàn nhẫn của cai lệ và người nhà lí trưởng: Giọng hằm hè, quát tháo, đánh chị Dậu
+ Sự nhẫn nhin và vùng lên của chị Dậu: Ban đầu tha thiết khẩn khoản van xin, về sau tái mặt đánh trả tên cai lệ.
– Các chi tiết biểu cảm
+ Tình yêu thương của chị Dậu dành cho chồng
Sự phẫn nộ trước cường quyền
+ Sự đồng cảm, thương xót của nhân vật “tôi” .
c. Kết bài:
– Suy nghĩ cảm xúc của người kể chuyện
Câu 2:
Trả lời:
a. Mở bài: Giới thiệu về nhân vật kể chuyện (nhân vật Sơn Tinh)
b. Thân bài
– Xác định các sự việc, nhân vật chính trong truyện
+ Nhân vật chính: Sơn Tinh (tôi) và Thủy Tinh.
+ Các sự việc
• Vua Hùng kén rể cho con gái Mị Nương
• Sơn Tinh và Thủy Tinh đến xin cầu hôn
• Vua Hùng đưa ra thử thách là các lễ vật
• Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và rước được Mị Nương về làm vợ
• Thủy Tinh tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng thất bại, hằng năm vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh
– Phối hợp các yếu tố miêu tả:
+ Hình dáng, hành động của Sơn Tinh và Thủy Tinh
+ Quang cảnh cuộc chiến giữa Thần Sông và Thần Núi
– Yếu tố biểu cảm
+ Tâm trạng thái độ của các nhân vật: Thủy Tinh tức giận, hận thù
+ Thái độ của người kể chuyện: Sơn Tinh hạnh phúc vì cưới được Mị Nương, quyết tâm đánh bại Sơn Tinh.
c. Kết bài: Phát biểu suy nghĩ của người kể về câu chuyện