Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Cực Ngắn)
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 8
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
Câu 1 (Đề bài trang 144 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
a. Mở bài: Giới thiệu về đối tượng thuyết minh: Cái phích nước
b. Thân bài
– Phích nước là đồ dùng có thường có ở mỗi gia đình, công dụng của nó để chứa nước sôi, giữ được độ nóng cho nước
– Cấu tạo của chiếc phích:
+ Bộ phận quan trọng nhất là ruột phích: ở ngoài là lớp thủy tinh, ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài, ở trong là lớp tráng bạc nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt
+ Miêng bình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt
+ Vỏ phích làm bằng nhựa được trang trí bắt mắt vừa để trang trí vừa để bảo quả ruột phích, tránh cho người dùng bị nóng khi chạm vào
+ Cách bảo quả và sử dụng phích sao co khỏi vỡ, làm thế nào để nước sôi không gây nguy hiểm cho trẻ em.
– Công dụng: Trong vòng 6 tiếng đồng hồ nước từ 100 độ giữ còn được 70 độ
c. Kết bài
– Ý nghĩa của chiếc phích đối với đời sống
– Suy nghĩ của em về tính thông dụng và vai trò của nó.
⇒ Lưu ý khi thuyết tình: Không đọc bài chuẩn bị, có thể sử dụng tranh ảnh, hình vẽ khi thuyết trình cho sinh động.
Câu 2:
Trả lời:
a. Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Hoa đào
Thân bài
– Hoa đào là đặc trưng cho tết ở miền Bắc
– Hoa đào có màu hồng nhạt gọi là đào phai, ngoài ra còn có màu hồng tươi, hồng thắm.
– Cách trồng và chăm sóc: Đào dễ sống, ưa thời tiết ấm áp, thường nở hoa vào mùa xuân
– Hoa được trang trí trong ngày tết: Bày trên ban thờ, cắm trong nhà để trang trí, trồng ngoài vườn
– Đào được trồng nhiều ở vườn đào Nhật Tân, Tây Tưu, …
Kết bài: Khái quát ý nghĩa của hoa đào trong ngày tết
b. Các phương pháp thuyết minh: Liệt kê, giải thích, nêu ví dụ, phân loại
c. Yêu cầu khi trình bày: Không đọc bài chuẩn bị, có thể sử dụng tranh ảnh, hình vẽ khi thuyết trình cho sinh động