Bài 34

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Câu 1 (Bài tập 1 tr.151 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

– Một văn bản cần có tính thống nhất vì: nếu không có sự thống nhất chủ đề, văn bản sẽ bị phân tán, không tập trung được vào vấn đề chính hoặc lạc sang vấn đề khác trong khi triển khai văn bản

– Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở hai bình diện: Nội dung và hình thức.

   + Trong các mối quan hệ giữa các phần của văn bản.

   + Các từ ngữ then chốt trong văn bản.

Câu 2 (Bài tập 2 tr.151 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

– Đoạn văn a:

Em rất thích đọc sách, đến với sách là đến với thế giới của những chân trời vô tận Không một ai có thể phủ nhận được giá trị bổ ích và kì diệu mà sách mà sách mang lại. Vì thế em đã xây dựng cho mình kế hoạch đọc sách hiệu quả em bằng cách tìm ra phương pháp đọc và sự chọn lọc đầu sách kĩ lưỡng. Đọc sách luôn mang lại cho em niềm vui và những tri thức quý báu trong kho tàng kinh nghiệm vô tận của nhân loại.

– Đoạn văn b:

Trong bốn mùa, mùa là mùa hạ là mùa rực rỡ và sôi động nhất. Mùa hè rạo rực với những tiếng ve sầu râm ran trong kẽ lá, hoa phượng vĩ nở rực một khoảng trời cũng là lúc báo hiệu hè đã sang. Một mùa hè tràn đầy sức sống và niềm vui. Những cô cậu học trò sau một năm học tập giờ không còn bận bịu với sách vở nữa. Chào đón mùa hè, người ta đón nhận sự bừng tỉnh đến mãnh liệt của cái nắng vàng gay gắt đi kèm với những âm thanh sôi động ồn ào. Mùa hè thật hấp dẫn.

Câu 3 (Bài tập 3 tr.151 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

– Chúng ta cần tóm tắt văn bản tự sự vì:

   + Để chắt lọc và hiểu nội dung chính của văn bản.

   + Để giới thiệu ngắn gọn nhất văn bản đó cho người khác biết.

   + Để lưu giữ và nhớ lại khi cần thiết

– Để tóm tắt được văn bản cần:

   + Đọc kĩ văn bản và hiểu đúng chủ đề của văn bản.

   + Xác định những nội dung chính cần tóm lược.

   + Viết thành bản tóm tắt một cách khách quan.

Câu 4 (Bài tập 4 tr.151 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng:

– Yếu tố miêu tả giúp văn bản giàu hình ảnh, trực quan sinh động hơn.

– Yếu tố biểu cảm khiến văn bản tự sự thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết.

Câu 5 (Bài tập 5 tr.151 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

– Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm có tác dụng:

   + Không sa đà vào miêu tả hay biểu cảm thái quá.

   + Xác định mục đích chính là tự sự ( kể chuyện).

   + Yếu tố miêu tả, biểu cảm là phụ.

Câu 6 (Bài tập 6 tr. 151 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

– Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống hằng ngày, cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

– Một số văn bản thuyết minh thường gặp:

   + Giới thiệu về một phương pháp cách làm

   + Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử

   + Giới thiệu một sản phẩm (đồ vật, con vật)

   + Giới thiệu tiểu sử danh nhân, nhà văn…

   + Giới thiệu một tác phẩm

Câu 8 (Bài tập 8 tr.151 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

1. Cách làm một sản phẩm

a. Mở bài: Giới thiệu sản phẩm

b. Thân bài

– Giới thiệu nguồn gốc

– Cấu tạp sản phẩm

– Đặc điểm sản phẩm (hình dáng, màu sắc chất liệu,…)

– Cách làm sản phẩm

– Phân loại nón

– Các thương hiệu nổi tiếng

– Ý nghĩa, công dụng

c. Kết bài

Ý nghĩa và cảm nghĩ về chiếc nón lá.

2. Một di tích, danh lam thắng cảnh

a. Mở bài: Giới thiệu về di tích tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

b. Thân bài:

– Nguồn gốc của danh lam thắng cảnh

– Khái quát về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

– Miêu tả chi tiết về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đó

– Ý nghĩa của danh lam thắng cảnh (giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch)

c. Kết bài: Cảm nghĩ về danh lam thắng cảnh.

3. Một loài động vật, thực vật

a. Mở bài: Giới thiệu về loài động vật, thực vật đó

b. Thân bài:

– Nêu nguồn gốc

– Phân loại

– Đặc điểm (Ngoại hình, đặc điểm sống,..)

– Vai trò của loài động thực vật đó

– Mối quan hệ của chúng với con người

c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân

Câu 9 (Bài tập 9 tr.151 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

– Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết nêu ra trong bài.

– Tính chất của luận điểm:

   + Chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.

   + Luận điểm là một hệ thống: có luận điểm chính và luận điểm phụ.

   + Các luận điểm vừa có sự liên kết chặt chẽ vừa có sự phân biệt với nhau và được sắp xếp theo một trật tự hợp lí.

Câu 10 (bài tập 10 tr.151 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

– Việc vận dụng, kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm trong văn bản nghị luận:

   + Yếu tố tự sự là yếu tố đùng để trình bày một chuỗi các sự việc, sự kiện nối tiếp nhau, sự việc này nối tiếp sự việc kia để cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

   + Yếu tố miêu tả là yếu tố giúp người đọc, người nghe hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của người, cảnh, làm cho chúng trở nên sinh động, hấp dẫn trước mắt người đọc, người nghe như những gì chúng vốn có.

→ Các yếu tố như tự sự, miêu tả, biểu cảm giúp cho văn bản nghị luận trở nên rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, đỡ khô khan và có sức truyền cảm hứng thuyết phục hơn.

– Ví dụ:

Đoạn 1: Mỗi khi có quân xâm lăng xâm lược bờ cõi thì dân ta già trẻ, trai gái đều đứng lên giết giặc. Ở biên cương, những người lính anh dũng, chiến đấu hi sinh không tiếc bản thân mình vì đất nước, họ đã để lại chiến trường biết bao giọt mồ hôi, nước mắt, máu thậm chí là cả tính mạng của mình vì mảnh đất quê hương. Còn ở hậu phương, những người mẹ, người vợ làm công tác nuôi quân, những em nhỏ làm nhiệm vụ giao niêm, Tất cả đều hòa mình trong công cuộc giữ nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Đoạn 2: Con người ai cũng có quê cha đất tổ. Đó là nơi ta sinh ra, lớn lên và gắn bó với biết bao kỉ niệm của ta. Những con đê chạy dài tít tắp, những cánh diều bay tận trời danh, những cánh đồng lúa vàng óng đều là những cảnh đẹp quê hương gắn liền với kí ức của mỗi người. Ở đó còn có những người ta yêu thương và kính trọng, Quê hương chính là nơi mà con người đều hướng về sau những gian truân, nhọc nhằn của cuộc đời.

Câu 11 (Bài tập 11 tr.151 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

– Văn bản tường trình là văn bản được trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả cần phải xem xét.

– Văn bản thông báo là văn bản dùng để truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức để báo cho những người dưới quyền, thành viên, đoàn thể hoặc những người quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.

– Phân biệt:

Văn bản Mục đích Cách viết
Văn bản tường trình Trình bày Tuân thủ thể thức, trình bày đầy đủ chính xác thời gian, địa điểm những người liên quan cùng lời đề nghị của người viết, có đầy đủ người gửi, người nhận, ngày tháng, địa điểm
Văn bản thông báo Thông báo Tuân thủ thể thức hành chính, tên cơ quan số công văn, quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản, ngày tháng người nhậ, người thông báo chức vụ người thông báo.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 902

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống