Bài 21

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Câu 1 (Câu 2 tr.38 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

– Hoàn cảnh ngắm trăng thật đặc biệt của nhà thơ:

   + Không rượu, không hoa – những thứ không thể thiếu trong thú vọng nguyệt của người xưa.

   + Diễn ra trong cảnh lao tù chật chội, tù túng mà ngắm trăng là thú vui tao nhã diễn ra ở những nơi khoáng đạt với tâm hồn thư thái, an nhàn, thanh tĩnh.

→ Hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt: chốn ngục tù thiếu thốn, tối tăm.

– Bác nói đến cảnh trong tù không rượu không hoa bởi rượu hoa là những thứ tối thiểu cần có cho một cuộc thưởng trăng nhưng ở đây lại không có. Điều này cho thấy hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của Bác.

– Tâm trạng của Bác: Băn khoăn, bối rối bởi trước cảnh trăng đẹp mà người tù không có hoa, có rượu để thưởng thức.

Câu 2 (Câu 3 tr,38 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

– Hai câu thơ cuối có sự đăng đối về mặt ý và hình thức:

   + Chữ “song” (cửa sổ) ở giữa cặp từ nhân/ nguyệt- minh nguyệt/ thi gia: người tù vượt qua song sắt, qua sự kìm kẹp để hướng ra ngoài ngắm trăng.

   + Trăng cũng nhòm qua khe cửa ngắm nhà thơ: sự giao hòa giữa trăng với người, người và trăng.

   + Biện pháp nhân hóa: trăng trở thành người bạn tri âm tri kỷ từ rất lâu của người tù.

– Hiệu quả nghệ thuật: Nhấn mạnh mối quan hệ giữa người và trăng. Cả người và trăng đều chủ động gặp gỡ tự do, vượt qua những rào cản cửa sắt nhà tù. Cuộc ngắm trăng này trở nên thi vị khi hai tâm hồn tri kỉ tìm đến với nhau: người- trăng.

Câu 3 (Câu 4 tr.38 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

Qua bài thơ, hình ảnh Bác Hồ hiện ra là một thi sĩ có tâm hồn lãng mạn, yêu thiên nhiên tha thiết. Bác là một người người chiến sĩ với sức mạnh tinh thần quả cảm, lạc quan với tinh thần thép, tự do tự tại, phong thái ung dung vượt trên sự kìm kẹp của nhà tù.

Câu 4 (Câu 5∗ tr.38 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

– Những bài thơ về trăng của Người: Trung thu, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Đêm thu…

– Trăng trong thơ của Bác có nhiều sắc vẻ, trạng thái khác nhau: Trong hoàn cảnh ngục tù, hay giữa trời nước bao la, lúc bận việc quân, lúc thư nhàn… nhưng trăng lúc nào cũng hiện lên như tri âm, tri kỷ với Người, có mặt trong mọi khoảnh khắc cuộc đời của Bác.

Câu 5:

Trả lời:

Mở đầu bài thơ là hình ảnh ngục trung nơi tối tăm, bí bách giam hãm sự tự do của con người. Kết thúc bài thơ là hình ảnh thi gia – con người hướng đến vầng trăng, hướng tới ánh sáng tự do. Đây là hai hình ảnh đối lập nhau, qua đó đã làm nổi bật cốt cách, phẩm chất của con người. Giữa chốn đề lao người tù vẫn có thể làm thơ, điều đó cho thấy tâm hồn lạc quan của Bác. Nhà tù chỉ có thể giam hãm được thể xác chứ không bao giờ giam cầm được tinh thần và tâm hồn của người tù cách mạng.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1004

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống