Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Cực Ngắn)
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 8
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
Câu 1 (Câu 1 trang 104 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
Tên văn bản, tác giả | Thể loại | Phương thức biểu đạt | Nội dung chủ yếu | Đặc sắc nghệ thuật |
Tôi đi học (Thanh Tịnh) | Bút kí | Tự sự xen lẫn miêu tả và biểu cảm | Những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên | Ngôn ngữ nhẹ nhàng, trong sáng, hình ảnh giản dị |
Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng) | Hồi kí | Tự sự xen lẫn miêu tả và biểu cảm | Những cay đắng tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng với người mẹ | Lời văn tha thiết , cảm động, những diễn biến cảm xúc của nhân vật được khắc họa sinh động |
Tắt đèn (Ngô Tất Tố) | Tiểu thuyết | Tự sự xen lẫn miêu tả và biểu cảm | Vạch trần tội ác của bọn thực dân phong kiến, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân | Ngòi bút hiện thực sinh động, sự phát triển trong tâm li, hành động nhân vật |
Lão hạc (Nam Cao) | Truyện ngắn | Tự sự xen lẫn miêu tả và biểu cảm | Số phận đau thương và phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ | Miêu tả tâm lí nhân vật thông qua ngoại hình, lời nói, hành động, cách kể chuyện hấp dẫn |
Câu 2:
Trả lời:
a. Về cuộc sống của người nông dân trong xã hội phong kiến:
– Cuộc sống nghèo khổ, bần hàn, cơ cực, vất vả phải việc suốt ngày những vẫn không đủ ăn
– Bị bóc lột tàn nhẫn, không làm chủ được cuộc sống của mình
– Chịu nhiều thứ thuế khóa vô lí, sống trong cảnh nợ nần, cùng túng
b. Về số phận con người
– Có số phận nhỏ bé phải chịu vô vàn những áp bức bất công vô lí, tàn nhẫn thậm chí tàn bạo.
– Số phận bất hạnh, đau khổ bị chà đạp đẩu con người vào đường cùng.
Câu 3 (trang SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
Cái nhìn nhân đạo của tác giả được thể hiện:
– Lên tiếng tố cáo, lên án phê phán những thế lực chà đạp lên cuộc sống của những người nông dân nghèo khổ, bất hạnh
– Trân trọng, đồng cảm, xót thương với số phận của người nông dân
– Ca ngợi những phẩm chất cao quý ở những con người bần cùng nhỏ bé.
Câu 4 (trang SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
Những thành tựu nghệ thuật đặc sắc của văn xuôi Việt Nam thời kì này:
– Về ngôn ngữ: Trong sáng, giản dị chân thực
– Về cách biểu đạt cảm xúc: Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tự sự với miêu tả và biểu cảm
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Chú ý khắc họa những diễn biến cảm xúc, nội tâm nhân vật. Các nhân vật được khắc họa rõ nét từ ngoại hình, đến tính cách, hành động qua đó thể hiện cảm xúc.
Câu 5 (Câu 3 trang 104 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
Văn bản 2 – Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)
Em ấn tượng nhất đoạn văn kể lại cuộc gặp gỡ giữa Hồng và mẹ. Nó khiến em vô cùng xúc động và rung cảm trước tình cảm mẹ con máu ủ, thân thương. Những cung bậc cảm xúc hạnh phúc, ấm áp mà Hồng có được khi nằm trong lòng mẹ khiến em rưng rưng khi nghĩ về tình mẹ con.
Văn bản 3 – Tức nước vỡ bờ.
Em ấn tượng nhất với nhân vật chị Dậu. Chị là người phụ nữ thương chồng yêu con và vô cùng đảm đang. Đặc biệt khâm phục chị ở tinh thần dũng cảm, mạnh mẽ dám phản kháng, dám đấu tranh trước những thế lực hung ác bằng một sức mạnh tiềm tàng mãnh liệt
Văn bản 4 – Lão hạc
Em ấn tượng nhất đoạn Lão Hạc sang kể với ông giáo chuyện bán chó. Ở đoạn này diễn biến tâm trạng của lão Hạc khiến em vô cùng xúc động. Đặc biệt những cảm xúc day dứt ăn năn mà lão Hạc thể hiện dễ khiến người đọc phải rưng rưng rơi lệ.