Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Cực Ngắn)
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 8
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
I – KIỂU CÂU: NGHI VẤN, CẦU KHIẾN, CẢM THÁN, TRẦN THUẬT, PHỦ ĐỊNH
Câu 1 (Bài tập 1 tr.130 SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
STT | Câu | Kiểu câu |
(1) | Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. | Câu ghép trần thuật |
(2) | Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, đau buồn, ích kỉ che lấp mất | Câu đơn trần thuật |
(3) | Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận | Câu ghép trần thuật |
Câu 2 (Bài tập 2 tr.131 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
Vì điều gì mà bản tính tốt đẹp của người ta bị che lấp mất?
Câu 3 (Bài tập 3 tr,131 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
Số TT | Các câu trong | Kiểu câu | Chức năng của những câu nghi vấn trong đoạn trích |
(1) | Tôi bật cười bảo lão. | Câu trần thuật | – Câu nghi vấn thứ nhất thể hiện sự cảm thông của ông giáo với hoàn cảnh và quyết định của lão Hạc |
(2) | Sao cụ lo xa quá thế? | Câu nghi vấn | |
(3) | Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! | Câu trần thuật | |
(4) | Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! | Câu cầu khiến | – Câu nghi vấn thứ hai dùng để lời khuyên lão Hạc sử dụng tiền để ăn uống, không nên nhịn đói. |
(5) | Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại? | Câu nghi vấn | – Câu nghi vấn thứ ba dùng để hỏi |
(6) | Không, ông giáo ạ! | Câu trần thuật | |
(7) | Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? | Câu nghi vấn |
II – HÀNH ĐỘNG NÓI
Câu 1 (Bài tâp 1 tr.131 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
Số TT | Câu đã cho | Hành động nói |
(1) | Tôi bật cười bảo lão | Trình bày |
(2) | – Sao cụ lo xa quá thế? | Bộc lộ |
(3) | Cụ còn trẻ khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! | Trình bày |
(4) | Cụ cứ để tiền đấy mà ăn, lúc chết hãy hay! | Điều khiển |
(5) | Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại | Trình bày |
(6) | – Không, ông giáo ạ! | Trình bày |
(7) | Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu | Hỏi |
Câu 2 (Bài tập 2 tr.132 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
Số TT | Kiểu câu | Hành động nói được thực hiện | Cách dùng |
(1) | Trần thuật | Trình bày | Trực tiếp |
(2) | Nghi vấn | Bộc lộ cảm xúc | Gián tiếp |
(3) | Trần thuật | Trình bày | Trực tiếp |
(4) | Cầu khiến | Điều khiển | Trực tiếp |
(5) | Nghi vấn | Trình bày | Gián tiếp |
(6) | Trần thuật | Trình bày | Trực tiếp |
(7) | Nghi vấn | Hỏi | Trực tiếp |
III – LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
Câu 1 (Bài tập 1 tr.132 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
Lý do sắp xếp trật tự từ trong câu:
– Vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ: hai sự việc diễn ra đồng thời, song song nối tiếp nhau, xen giữa kinh ngạc và mừng rỡ.
– Vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ… về tâu vua: trật tự từ được sắp xếp theo sự việc diễn ra trước sau.
Câu 2 (Bài tập 2 tr.132 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
a. Việc sắp xếp cụm từ “ý vua cha” lên đầu câu với mục đích liên kết chặt chẽ giữa phần câu 1 với câu hai về mặt hình thức, tạo ra sự mạch lạc trong diễn đạt.
b. Việc xếp ” Con người Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào” được dẫn lên đầu câu nhằm nhấn mạnh vào vấn đề, nội dung chính mang tính bao quát trong câu.