Bài 29

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Câu 1 (Câu 1 tr.121 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

Lớp kịch gồm: 2 cảnh

– So sánh các cảnh

Cảnh Số nhân vật Các hoạt động, âm thanh
Cảnh 1: Đối thoại của ông Giuốc- đanh và bác phó may. Ông Giuốc – đanh và bác phó may Nói về chuyện thử bít thử giày, sự hỡm hĩnh của bác phó may khi nói về bộ trang phục của mình
Cảnh 2: Đối thoại giữa ông Giuốc- đanh và tay thợ phụ. Năm nhân vật: Ông Giuốc- đanh và 4 thợ phụ Các anh thợ phụ nịnh bợ gọi ông Giuốc – đanh là ông lớn, cụ lớn, đức ông để vòi tiền, ông Giuốc – đanh sung sướng, phấn khích khi được gọi bằng những danh xưng ấy

– Nhận xét: Số lượng nhân vật ở cảnh 2 đông hơn cảnh 1, những âm thanh, hành động được thể hiện trong đoạn 2 ồn ào, sôi động hơn. Sự lố lăng, kệch cỡm ngày càng gia tăng.

Câu 2 (Câu 2 tr.121 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

– Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc đanh thể hiện qua chuyện về đôi bít tất, bộ tóc giả, lông đính mũ rồi tới bộ lễ phục mới với bông hoa ngược.

   + Ông Giuốc- đanh phát hiện ra lỗi trên bộ lễ phục nhưng bác phó may lại lấp liếm chuyện đó: “người quý phái đều mặc như thế này”, vì muốn học làm sang nên ông Giuốc đanh thấy hoàn toàn hợp lý trước ý kiến của bác phó may, Bác phó may xin may hoa xuôi thì bị ông Giuốc đanh từ chối vì sợ làm tuột lỡ cơ hội làm sang.

   + Ông Giuốc đanh phát hiện ra phó may ăn bớt vải nhưng bác thợ phụ hướng đông Giuốc đanh tới bộ lễ phục là ông quên ngay.

– Ông Giuốc – đanh đã bị lợi dụng: Phải đi tất rách, giày chật, mặc áo hoa ngược, bị ăn bợt vải.

Câu 3 (Câu 3 tr.121 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

– Thợ phụ gọi Giuốc đanh là ông lớn, đúng lúc ông đang mặc lễ phục say sưa và có cảm giác trở thành quý phái.

– Thợ phụ liên tục gọi ông Giuốc đanh là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông” đều được thưởng tiền.

– Tay thợ phụ liên tiếp tung ra những câu nịnh nọt để moi tiền, và y đạt được mục đích của mình.

→ Tính cách của ông Giuốc – đanh: thích làm sang, có tham vọng dấn thân vào giới thượng lưu nhưng lại ngu dốt, mù quáng

Câu 4 (Câu 4 tr. 121 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

Những khía cạnh gây cười của tác phẩm:

– Tác giả xây dựng hình tượng nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sự khập khiễng bất hòa giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn với giấc mộng học đòi làm sang.

– Hàng loạt chi tiết gây cười: bộ lễ phục với bông hoa ngược, tiền thưởng cho những tiếng tung hô, nịnh bợ, vẻ vênh vác rởm hợm của ông Giuốc đanh khi mặc lễ phục.

– Có tham vọng bước chân vào giới thượng lưu nhưng không có kiến thức, hiểu biết liên tục đẩy ông Giuốc đanh trở thành người lố bịch.

Câu 5:

Trả lời:

Mối quan hệ giữa tính cách nhà buôn và thói học đòi làm sang ở ông Giuốc – đanh:

– Ông là một nhà buôn vải, ông nhận ra ngay lão thợ may đã ăn bớt vải của mình, thế những khi hắn nói sang bộ trang phục mới ông lại nhanh chóng quên đi và cho qua chuyện

– Khi thưởng tiền cho những tên thợ phụ bởi những danh xưng hợm hĩnh, ông vẫn không quên nghĩ đến cái túi tiền của mình,.

Tuy nhiên thói học đòi làm sang vẫn lấn át tính cách của một nhà buôn ở ông.

Câu 6:

Trả lời:

– Cái sang đích thực là cái sáng không cốt ở vẻ bề ngoài , trang phục, vật chất mà chủ yếu ở thần thái, cách sống cách ứng xử lịch lãm, thanh cao

– Học đòi làm sang: Là sự phô trương, khoe mẽ vẻ bề ngoài, ở những thứ vật chất tầm thường.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1022

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống