Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Cực Ngắn)
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 8
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
Câu 1 (Câu 1 tr,91 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
– Văn bản được đặt cùng tên với tên chương I trong bài tạo tính chất ngắn gọn, độc đáo mà giàu sức tố cáo của tên chương. Đồng thời cách đặt tên đó còn cho thấy bản chất dã mạn của bọn thực dân xâm lược, tình cảnh khốn khổ của nhân dân và thái độc căm phẫn của tác giả.
– Cách đặt tên các phần tương ứng và làm rõ tính dã man, bản chất “hút máu” của bọn thực dân: Phần 1: Tố cáo sự giả nhân, giả nghĩa của thực dân khi bắt người dân thuộc địa làm nô lệ, bia đỡ đạn, phần 2: Vạch trần sự thật về chế độ lính tình nguyện mà thực dân đề ra, phần 3: Kết quả của sự hi sinh từ đó tố cáo những lời lẽ lừa bịp, giả nhân nghĩa của bọn thống trị.
Câu 2 (Câu 2 tr,91 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
– Thái độ của các quan cai trị thực dân với người dân thuộc địa:
+ Trước chiến tranh: Người dân chỉ là những tên “An-nam-mít bẩn thỉu”, chỉ biết kéo xe tay, ăn đòn của quan cai trị.
+ Khi chiến tranh nổ ra: họ thành ” con yêu”, người “bạn hiền” của quan phụ mẫu, quan toàn quyền lớn bé.
– Số phận thảm thương của người dân thuộc địa: Trả giá đắt cho cái vinh dự “chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do”. đột ngột lìa xa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng, phơi thây trên các chiến trường châu Âu, bỏ xác ở những miền hoang vu, lấy máu mình tưới cho những vòng nguyệt quế, người ở hậu phương vắt kiệt sức mình trong các xưởng thuốc súng, nhiễm khí độc, hít phải hơi ngạt.
Câu 3 (Câu 3 tr.91 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
– Thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân:
+ Tiến hành các cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương.
+ Lợi dụng việc bắt lính để nhũng lạm- tham nhũng.
+ Bắt những người nghèo khổ, khỏe mạnh và tống tiền con nhà giàu.
+ Bọn thực dân dựng lên màn kịch rêu rao về chế độ ” tình nguyện” đi lính.
– Người dân thuộc địa không tình nguyện như lời lẽ bọn cầm quyền:
+ Họ tự tìm cách làm cho mình bị nhiễm những căn bệnh nặng nhất để không phải đi lính.
+ Họ bị xiềng xích, bắt bớ, tống giam và bị áp tải xuống tàu.
Câu 4:
Trả lời:
– Nghệ thuật châm biếm đả kích thể hiện ở việc đưa vào những hình ảnh chân thực phản ánh chính xác thực trạng, có sức tố cáo mạnh mẽ, ngôn từ của tác giả sâu sắc khi châm biếm, đả kích chính sách và giọng điệu lừa bịp của bọn thực dân: ngôn ngữ có sức gợi hình, dùng câu hỏi tu từ với mục đích đập tan luận điệu xảo trá đến trơ trẽn của chính quyền Đông Dương
– Cách xây dựng hình ảnh: Vừa chân thực vừa giàu sức tố cáo
– Ngôn ngữ: Sắc sảo, mạnh mẽ, có những chỗ dùng đúng những lời lẽ hoa mĩ của chúng để đối lập với cách cư xử tàn bạo của chúng.
– Giọng điệu: Mỉa mai, giễu cợt, có khi căm phẫn tố cáo, có khi đồng cảm thương xót.
Câu 5:
Trả lời:
Thuế máu là một nhan đề ngắn gọn, hàm súc mà đầy sức gơi tạo sự chú ý nơi người đọc. Cách gọi ấy vạch trần sự tàn bạo trong các thứ thuế bất công, nặng nề mà nhân dân ta phải nộp cho thực dân Pháp trong đó có thứ thuế vô cùng tàn bạo đó là thuế máu. Nhan đề này còn gợi ra thái độ căm phẫn của tác giả trước tội ác của bọn thực dân và niềm xót thương trước nỗi thống khổ của nhân dân bản xứ.