Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Cực Ngắn)
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 8
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
Câu 1: Đọc phần mở đầu đoạn trích, em cảm nhận được điều gì về cảnh ngộ thương tâm của cậu bé Hồng?
Trả lời:
– Cuộc sống của cậu bé Hồng khi bố chết: Mẹ đi tha phương cầu thực, Hồng sống bơ vơ giữa sự cay nghiệt, ghẻ lạnh của họ hàng.
– Nỗi khắc khoải của cậu bé khi sắp đến ngày giỗ đầu bố: Sắp đến ngày giỗ mà mẹ vẫn chưa về, Hồng nhớ mẹ và mong mẹ về.
Câu 2 (Câu 1 trang 20 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Phân tích nhân vật bà cô trong cuộc đối thoại giữa bà ta với chú bé Hồng.
Trả lời:
a. Cuộc đối thoại giữa bà cô và đứa cháu:
Diễn biến | Thái độ người cô | Nội dung lời thoại | Phản ứng của đứa cháu |
---|---|---|---|
Bước 1 | Gọi cháu đến bên cười hỏi, giọng ngọt sớt |
-“Hồng! Mày có…. mẹ mày không” -“Sao lại không vào? …như dạo trước đâu -“Mày dại quá…thăm em bé chứ |
Cúi đầu lặng im, lòng thắt lại, nước mắt ròng ròng |
Bước 2 | Đổi giọng, vỗ vai nhìn vào mặt Hồng nghiêm nghị | “Vậy mày hỏi cô Thông…mãi được sao” | Lặng im lắng nghe |
Bước 3 | Tỏ ra ngậm ngùi thương xót anh trai | “Mấy lại rằm tháng tám…người ta hỏi đến chứ” | Lặng im, không nói gì |
b. Nhận xét:
– Ý đồ của bà cô: Chia rẽ tình cảm mẹ con của Hồng
– Tâm địa và hành vi của bà cô: cử chỉ ngọt ngào nhưng thực ra chỉ là đóng kịch, hành động quan tâm giả dối, lời nói cay độc, nhẫn tâm, ý nghĩ xấu xa, nham hiểm.
Câu 3 (Câu 2 trang 20 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thế hiện như thế nào?
Trả lời:
a. Tình yêu thương của chú bé Hồng với mẹ:
– Hình ảnh bất biến của người mẹ trong lòng cậu bé: Người phụ nữ có vẻ mặt rầu rầu và hiền từ
– Phản ứng tâm lí mãnh liệt trong cuộc hội thoại với người cô:
+ Cúi đầu không đáp
+ Lòng thắt lại, khóe mắt cay cay
+ Nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa dầm đìa ở cằm ở cổ.
– Nỗi căm tức trước những cổ tục lạc hậu dầy đọa mẹ: Giá như những cổ tục ấy là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ Hồng quyết vồ lấy mà cắn mà nhai mà nghiến cho kì vụn nát.
– Cảm giác khi được vùi đầu trong lòng mẹ: Cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt.
b. Cảm nhận riêng của em về nhân vật cậu bé Hồng: Là một đứa trẻ bất hạnh, tội nghiệp nhưng rất khôn ngoan, luôn khát khao hạnh hơi ấm, tình cảm gia đình.
Câu 4: Em có nhận xét gì về kết cấu của đoạn trích Trong lòng mẹ?
Trả lời:
– Văn bản được kết cấu thành hai phần rõ ràng, logic, hợp lí
+ Phần 1: Cuộc trò chuyện giữa cậu bé Hồng và bà cô.
+ Phần 2: Cuộc gặp gỡ đầy xúc động của hai mẹ con Hồng.
– Cả hai phần đều hướng tới chủ đề của tác phẩm: Số phận bất hạnh và tình yêu cháy bỏng của tác giả đối với người mẹ của mình.
Câu 5 (Câu 3* trang 20 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ, hãy chứng minh rằng văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình.
Trả lời:
Chất trữ tình trong văn Nguyên Hồng thể hiện ở những nội dung sau:
– Tình huống truyện giàu cảm xúc:
+ Bố Hồng mất, mẹ đi tha phương cầu thực kiếm sống, Hồng sống bơ vơ giữa sự cay nghiệt, ghẻ lạnh của họ hàng.
+ Người mẹ hiền từ nhưng phải chịu bao cay đắng, bi kịch bởi thành kiến của xã hội cũ
+ Hồng luôn yêu thương, kính mến mẹ mặc cho những lời lẽ tàn nhẫn, cay độc của người cô.
– Dòng cảm xúc của nhân vật:
+ Tủi nhục, căm hờn, uất nghẹn trước những lời lẽ của cô
+ Giữ vững tình cảm, sự tôn trọng và niềm tin đối với mẹ của mình
+ Thấu hiểu, cảm thông và yêu thương mẹ.
+ Hạnh phúc, ấm áp sung sướng khi được nằm trong lòng mẹ
– Lối kể chuyện: Tự nhiên, hấp dẫn có chút kịch tính, kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể, tả và bộc lộ cảm xúc.
– Lời văn: Chân thực, dạt dào cảm xúc.
Câu 6 (Câu 5* trang 20 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhận định trên.
Trả lời:
a. Nguyên Hồng được xem là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng bởi vì;
– Những nhân vật chính trong trong sáng tác của ông chủ yếu là phụ nữ và nhi đồng.
– Trong những sáng tác của mình, đây là hai đối tượng được ông dành nhiều tình cảm nhất, ông thấu hiểu và sẻ chia đối với số phận của họ
– Nói về người phụ nữ và nhi đồng ông luôn ngợi ca và trân trọng những vẻ đẹp ở họ.
b. Đoạn trích “trong lòng mẹ” thể hiện rõ điều đó.
– Đồng cảm với bi kịch của Hồng và mẹ cậu bé:
+ Hồng cha mất sớm, mẹ đi tha phương cầu thực phải sống trong sự thiếu thốn tình thương và ghẻ lạnh của họ hàng.
+ Mẹ Hồng, người phụ nữ phải hi sinh cả tuổi thanh xuân vì hủ tục phong kiến, sống trong nỗi vất vả và sự tủi nhục.
– Nguyên Hồng trân trọng và ngời ca vẻ đẹp ở họ
+ Hồng là cậu bé ngoan ngoãn, hiểu biết có tình yêu mẹ tha thiết.
+ Người mẹ: tần tảo, hi sinh, thương con.
c. Cảm nhận của em về nhà văn Nguyên Hồng: Là nhà văn tài ba, với ngòi bút trữ nhẹ nhàng, thấm thía dễ đi sâu vào lòng người.