Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Cực Ngắn)
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 8
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
Câu 1 (Bài tập 1 trang 23 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Đọc văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng, tìm các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”
Trả lời:
Những từ ngữ thuộc trường từ vựng ruột thịt trong văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng đó là: Thầy, mẹ, em , mợ, cô, cháu, mợ, em bé, anh, em, con, bà, cậu.
Câu 2 (Bài tập 2 trang 23 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới đây:
a) lưới, nơm, câu
b) tủ, rương, hòm, va-li, chai, lọ
c) đá, đạp, giẫm, xéo
d) buồn vui, phấn khởi, sợ hãi
e) hiền lành, độc ác, cởi mở
g) bút máy, bút bi, phẩn, bút chì
Trả lời:
Tên trường từ vựng | Dãy từ |
---|---|
Dụng cụ đánh bắt thủy sản | lưới, nơm, câu |
Dụng cụ để đựng | tủ, rương, hòm, va-li, chai, lọ |
Hoạt động của chân | đá, đạp, giẫm, xéo |
Trạng thái tâm lí | buồn vui, phấn khởi, sợ hãi |
Tính cách | hiền lành, độc ác, cởi mở |
Dụng cụ để viết | bút máy, bút bi, phẩn, bút chì |
Câu 3 (Bài tập 4 trang 23 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1): Xếp các từ mũi, nghe, tai, thính, điếc, thơm, rõ vào đúng trường từ vựng của nó theo bảng sau:
Trả lời:
Khứu giác | Thính giác |
---|---|
Mũi, thơm, thính, điếc | Nghe, tai, thính, điếc, rõ |
Câu 4: Từ ngữ nào trong những từ ngữ sau thuộc trường từ vựng các từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng tự nhiên? Vì sao?
Mưa, hàng hóa, nắng, chiến tranh, gió, lễ hội, tôn giáo, hạn hán, thủy triều, sóng thần, thể thao, động đất, lạm phát, băng giá.
Trả lời:
a. Những từ ngữ thuộc trường từ vựng các từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng tự nhiên: Mưa, nắng, gió, hạn hán, thủy triều, sóng thần, động đất, băng giá.
b. Giải thích: Bởi đây là những hiện tượng bản thân nó vốn có, con người không thể tạo ra cũng như chi phối, điều khiển được.
Câu 5: Hãy dùng một từ ngữ thuộc trường từ vựng các từ ngữ chỉ sự vật hiện tượng tự nhiên để nói về một sự vật, hiện tượng xã hội. Em thử giải thích vì sao em có thể dùng như vậy
Trả lời:
a. Những từ ngữ thuộc trường từ vựng các từ ngữ chỉ sự vật hiện tượng tự nhiên để nói về một sự vật, hiện tượng xã hội:
VD1: Theo các chuyên gia kinh tế, thế giới đang trải qua những đợt sóng thần về tài chính
VD2: Một biển người đang tiến vào lễ hội
VD3: Những ngày gần đây, thị trường chứng khoán đang bị đóng băng
b. Giải thích: Đây là cách nói ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về đặc điểm của các hiện tượng
Câu 6: Đọc lại bài tập 4 trong bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và cho biết trong nhóm từ ngữ nào các từ ngữ được coi là thuộc cùng một trường từ vựng?
So sánh kết quả làm bài ở hai bài tập nhận xét về mối liên hệ giữa hai khái niệm “thuộc cùng một trường từ vựng và có quan hệ nghĩa rộng nghĩa hẹp.
Trả lời:
Các nhóm từ ngữ | Nhóm từ ngữ thuộc cùng một trường từ vựng |
---|---|
Đầu, mắt, mũi, miệng, tai, cằm | + |
Rau, rau muống, rau khoai, rau rền, rau cải | + |
Gia đình, ông, bà, bố, mẹ, anh, chị | + |
Áo, tay áo, cổ áo, vai áo, cúc áo. | + |
– Nhận xét về mối liên hệ giữa hai khái niệm:
+ Đối với nhóm từ thuộc “cùng một trường từ vựng”, các từ cứ có nét chung về nghĩa sẽ được xếp vào nhóm từ này.
+ Đối với các từ ngữ có quan hệ “từ ngữ nghĩa rộng – từ ngữ nghĩa hẹp” không phải các từ hễ có nét chúng về nghĩa sẽ được xếp vào.
+ Từ đó có thể thấy, nhóm từ ngữ “thuộc cùng một trường từ vựng” rộng hơn nhóm từ có quan hệ “từ ngữ nghĩa rộng – từ ngữ nghĩa hẹp”.