Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9 (Cực Ngắn)
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 9
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2
1. Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào về bà và tình bà cháu đã được gợi lại?
Trả lời:
– Năm lên bốn tuổi là năm đói kém, nhọc nhằn (1945). Nạn đói năm ấy đã trở thành bóng đen ghê rợn, ám ảnh cháu
– Tám năm ở cùng bà khi cha mẹ bận công tác, bà dạy cháu học, dạy cháu làm, bà kể chuyện cháu nghe, chia sẻ với cháu nỗi vắng mẹ, cặm cụi nhóm lửa, nuôi nấng cháu.
– Năm giặc đốt làng, đốt nhà, bà vẫn vững lòng dặn cháu giữ kín chuyện để bố mẹ yên tâm công tác, bà vẫn sớm chiều nhem nhóm ngọn lửa ủ ấm lòng cháu.
– Kỷ niệm nào về bà cũng thấm đậm yêu thương
2. Câu 3, tr. 145, SGK
Trả lời:
– Hình ảnh bếp lửa có suốt trong những vần thơ của bài thơ . Hình ảnh bếp lửa được nhắc tới 10 lần .
– Hình ảnh bếp lửa đã trở thành biểu tượng do hằng ngày bà luôn nhóm lửa nấu vào mỗi sáng . Bà là người đã thắp sáng tình cảm, tình yêu thương khi nhóm bếp lửa lên, tác giả đã dựa vào đó để gửi gắm tình cảm cảm xúc của mình là tình cảm thiêng liêng giữa bà và cháu.
3. Câu 4, tr. 146, SGK
Trả lời:
– Tác giả dùng từ ngọn lửa mà không nhắc tới bếp lủa vì bếp lửa được bà nhem lên không chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài mà còn có cả ngọn lửa sức sống lòng yêu thương, niềm tin trong lòng bà → hình ảnh ngọn lửa trìu tượng hơn và khát quái hơn
– Như thế hình ảnh bà trong hai câu thơ trên không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa- ngọn lửa của sức sống niềm tin cho các thế hệ nối tiếp
4. Em hãy chỉ ra sự kết hợp giữa biểu cảm miêu tả, tự sự bình luận trong bài thơ và tác dụng của sự kết hợp ấy.
Trả lời:
– Bài thơ đan xen giữa kể về những kỉ niệm thơ ấu là những đoạn tả sinh động, tả cảnh bếp lửa chờn vờn trong sương sớm, tả cảnh đói mòn đói mỏi, cảnh làng cháy, đặc biệt là hình ảnh cặm cụi, tần tảo sớm hôm của bà…
– Đồng thời biểu lộ tình cảm của tác giả: Một bếp lửa ấp iu nồng đượm/Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!
– Bày tỏ suy nghĩ về tình bà cháu về bếp lửa: Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen/ Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn/ Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
→Tác dụng; các yếu tố này không tách biệt mà thấm nhuần, bổ sung cho nhau tạo nên sức lôi cuốn nhiều mặt cho nài thơ
5. Bài luyện tập, tr. 146, SGK
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo:
Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ là hình ảnh mang tính biểu tượng cao và giá trị nghệ thuật sâu sắc. Hình ảnh bếp lửa gắn liền với nhiều kỉ niệm tuổi thơ của người cháu. hình ảnh bếp lửa đều hiện lên vô cùng quen thuộc, gắn liền với cái đói mòn đói mỏi của nạn đói năm 1945 với giặc đốt nhà cháy tàn cháy lụi với hình ảnh xóm giềng giúp bà dựng lại túp lều tranh. Những ngày tháng sống với bà bếp lửa như một người bạn. Hình ảnh bếp lửa thiêng liêng ấy còn chính là biểu tượng của tình thương. Đó là tình yêu của cháu đối với bà và rộng hơn là tình yêu làng xóm, quê hương, đất nước. Bếp lửa sẽ mãi luôn cháy sáng như tình yêu của bà dành cho cháu.