Bài 10

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

1. Câu 1, tr. 130, SGK

Trả lời:

– Dòng thứ bảy của bài thơ có cấu tạo đặc biệt: dòng thơ là một từ với hai tiếng Đồng chí dùng để xưng hô trong đoàn thể cơ quan, bộ đội

– Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ: bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí đồng đội nhưng ở mỗi đoạn sức mạnh dồn vào dòng cuối gây ấn tượng sâu đậm

   + đoạn đầu lí giải cơ sở tình đồng chí

   + đoạn hai là những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của nó

   + đoạn cuối là biểu hiện giàu chất thơ về người lính

2. Câu 2, tr. 130, SGK

Trả lời:

– Cơ sở hình thành tình đồng chí ở những người lính cách mạng:

   + sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân

   + sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bẽn đầu

   + tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỷ cùa những người bạn chí cốt

3. Trong đoạn thơ từ dòng tám đến dòng mười bảy, tình đồng chí của những người lính cách mạng được biểu hiện cụ thể qua những chi tiết, hình ảnh nào? Ý nghĩa giá trị của những chi tiết hình ảnh đó

Trả lời:

– Những hình ảnh chi tiết biểu hiện tình đồng chí:

   + Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc tâm tư nỗi niềm của nhau.

    Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

    Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

    Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

   + Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:

    Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

    Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

    Ảo anh rách vai

    Quần tôi có vài mảnh vá

    Miệng cười buốt giá

    Chân không giày

    Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

– Ý nghĩa giá trị của những chi tiết hình ảnh ấy: những hình ảnh chi tiết ấy rất chân thực cô đọng mà giàu sức biểu cảm vừa khắc họa rõ nét hình ảnh người lính vửa biểu hiện được tình đồng chí cao đẹp ở họ

4. Câu 4, tr. 130, SGK

Trả lời:

– Ba câu thơ cuối là bức tranh đẹp về tình đồng chí đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ

– Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh :

   + Vẻ đẹp hiện thực : tình đồng chí sát cánh bên nhau, sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên tất cả sưởi ấm lòng họ giữa rừng hoang vu .

   + Vẻ đẹp lãng mạn : đầu súng trăng treo là hình ảnh tuyệt đẹp, vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa gần vừa xa, bên cạnh ngọn súng chính là trăng thơ mộng, lơ lửng như niềm tin mãnh liệt vào sự chiến thắng.

5. Câu 5, tr. 130, SGK

Trả lời:

– Bài thơ viết về tình đồng đội của người lính được tác giả đặt tên là Đồng chí vì từ này có nghĩa là cùng chung lí tưởng, chí hướng. Đây là cách xưng hô của những người trong đoàn thể cách mạng.

→Vì vậy tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đội

6. Bài thơ Đồng chí được kết cấu theo cách tạo những cặp sóng đôi. Em hãy làm rõ đặc điểm ấy trong hệ thống hình ảnh và các đại từ của bài thơ. Tác dụng của cách kết cấu bài thơ như thế?

Trả lời:

– Bài thơ được kết cấu theo cách tạo những cặp sóng đôi:

   + cặp đại từ anh- tôi gắn liền với các hình ảnh sóng đôi

   + có khi lại hòa nhập làm một trong những từ và hình ảnh chỉ sự thống nhất chung: chung chăn, thương nhau tay nắm lấy bàn tay, đứng cạnh bên nhau,….

– Tác dụng của cách kết cấu bài thơ như thế: đã khắc họa thành công hình ảnh người lính nông dân với những vẻ đẹp bình dị mà cao cả cùng tình đồng chí cao đẹp ở họ

7. Câu 6, tr. 130, SGK

Trả lời:

– Họ xuất thân từ nông dân. Họ sẵn sàng bỏ lại những gì quý giá thân thiết của cuộc sống nơi làng quê để ra đi vì nghĩa lớn:

    Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

    Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Hai chừ “mặc kệ” nói được cái dứt khóat mạnh mẽ có dáng dấp “trượng phu”. Những người lính nông dân ấy vẫn gắn bó, nặng lòng với làng quê thân yêu. Họ không hề vô tình, nếu không đã chẳng thể cảm nhận sự nhớ nhung của quê hương: Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

– Những người lính cách mạng trải qua những gian lao, thiếu thốn tột cùng.

Những cơn sốt run người, trang phục phong phanh giữa mùa đông giá lạnh (áo rách, quần vá, chân không giày). Nhưng gian lao thiếu thôn càng làm nổi bật vẻ đẹp của anh bộ đội: sáng lên nụ cười của người lính (miệng cười buốt giá).

– Nhưng sáng ngời trong họ là tinh thần đồng đội và ý chí quyết tâm đánh giặc.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1042

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống