Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9 (Cực Ngắn)
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 9
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2
1. Câu 1, tr. 134, SGK
Trả lời:
STT | Tên văn bản (đoạn trích, tác phẩm) | Tác giả | Nội dung chủ yếu | Đặc sắc nghệ thuật |
---|---|---|---|---|
1 | Chuyện người con gái Nam Xương | Nguyễn Du | Phẩm chất tốt đẹp và số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. | Khắc họa quá trình tâm lí và tính cách nhân vật; nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn. |
2 | Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh | Phạm Đình Hổ | Cuộc sống xa hoa của vua chúa, quan lại phong kiến. | Nghệ thuật viết tùy bút chân thực, hấp dẫn. |
3 | Hoàng Lê nhất thống chí | Ngô gia văn phái | Vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua quan phản nước, hại dân. | Lối văn trần thuật đặc sắc kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động. |
4 | Truyện Kiều | Nguyễn Du | Cảm hứng nhân văn, nhân đạo, sự trân trọng sắc đẹp, tài năng, phẩm cách con người | Bút pháp nghệ thuật ước lệ, nghệ thuật miêu tả và khắc họa hình tượng đặc sắc. |
5 | Truyện Lục Vân Tiên | Nguyễn Đình Chiểu | Khát vọng cứu đời, giúp người, ca ngợi tinh thần trọng nghĩa, khinh tài. | Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, lối kể chuyện tự nhiên, sinh động. |
2. Câu 2, tr. 134, SGK
Trả lời:
Dàn ý tham khảo:
A, Mở bài: giới thiệu vấn đề
B, Thân bài:
1. Phẩm chất của nhân vật Vũ Nương trong truyện:
– Một người vợ rất chung thủy
– Vũ Nương là một người con hiếu thảo
– Cô gái đẹp người, đẹp nết
– Là biểu tượng cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam
2. Nỗi oan khuất của Vũ Nương:
– Vũ Nương luôn thủy chung với chồng, chăm sóc con chu đáo
– Chồng Vũ Nương chỉ vì một lời nói của con mà đã nghi oan cho Vũ Nương
– Khiến Vũ Nương chịu oan và chịu nhiều đau khổ
– Qua đó thể hiện định kiến của xã hội ngày xưa, những lí do lạc hậu, hủ tục mê tín của người xưa
3. Những hình ảnh, yếu tố kì ảo trong truyện:
– Chồng Vũ Nương nằm mơ rồi thả rùa
– Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi
– Vũ Nương hiện về khi Phan Lang lập đàn giải oan
C, Kết bài: nêu cảm nhận của em
3. Câu 3, tr. 134, SGK
Trả lời:
– Ăn chơi xa hoa, trụy lạc (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh)
– Hèn nhát, xu nịnh ngoại bang (Hoàng Lê nhất thống chí) qua bộ mặt Tôn Sĩ Nghị và vua tôi Lê Chiêu Thống .
– Giả dối, bất nhân, vì tiền mà táng tận lương tâm (Truyện Kiều)
+ nỗi oan của gia đình Kiều
+ mua bán con người như một món hàng (Mã Giám Sinh mua Kiều)
4. Câu 4, tr. 134, SGK
Trả lời:
– Nhân vật Quang Trung- Nguyễn Huệ:
+ lòng yêu nước nồng nàn
+ quả cảm, tài chí
+ nhân cách cao đẹp
– Lục Vân Tiên:
+ Lí tưởng đạo đức cao đẹp
+ Thể hiện quan điểm đạo đức Nho gia và quan niệm đạo đức của nhân dân
5. Câu 5, tr. 134, SGK
Trả lời:
– Thời đại: Nguyễn Du sinh trưởng trong thời đại có nhiều biến động dữ dội: xã hội phong kiến bước vào thời kì khủng hoảng , sâu sắc , phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn. Phong trào Tây Sơn thất bại, nhà Nguyễn được thành lập. Những thay đổi kinh thiên động địa đấy đã tác động mạnh mẽ tới tình cảm, nhận thức của ông để hướng ngòi bút vào hiện thực
– Gia đình: Nguyễn Du là gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Nhưng cuộc sống êm đềm trướng rủ màn che với Nguyễn Du không được bao lâu. Nhà thơ mồ côi cha năm 9 tuổi và mồ côi mẹ năm 12 tuổi. Hoàn cảnh gia đình cũng tác động lớn đến cuộc đời Nguyễn Du
– Cuộc đời: Nguyễn Du là người có vốn hiểu biết sâu rộng. Trước những biến động dữ dội của lịch sử, nhà thơ đã sống nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời, những con người, những thân phận khác nhau. Ông từng đi nhiều, tiếp xúc nhiều từng trải cuộc sống,… tất cả những điều đó có ảnh hưởng đến sáng tác nhà thơ
– Tóm tắt Truyện Kiều:
+ Gặp gỡ và đính ước: Thúy Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn, sống trong cảnh êm ấm cùng cha mẹ và hai em. Trong buổi du xuân vô tình gặp Kim Trọng. Hai bên nảy sinh tình cảm và chủ động, tự do đính ước.
+ Gia biến và lưu lạc: Khi Kim Trọng về quê, gia đình Kiều gặp tai biến. Kiều bán mình chuộc cha, nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho kim Trọng và bị bọn buôn người lừa vào lầu xanh. Kiều gặp Thúc Sinh và được Thúc Sinh cứu thoát khỏi cuộc đời kĩ nữ nhưng lại bị vợ cả của Thúc Sinh đày đọa. Kiều phải trốn đi và nương nhờ cửa Phật. Nhưng không may, Kiều lại rơi vào lầu xanh lần nữa. Ở đây nàng gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ và giúp nàng báo ân, oán. Do bị Hồ Tôn Hiến lừa, Từ Hải bị giết, Kiều bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, Kiều nhảy sông tự vẫn nhưng được sư Giác Duyên cứu và lại nương nhờ cửa Phật.
+ Đoàn tụ: Sau khi biết Kiều bán mình chuộc cha, Kim Trọng đau đớn vô cùng. Tuy đã lấy Thúy Vân nhưng chàng vẫn không nguôi mối tình đầu say đắm và quyết tâm đi tìm Kiều. Nhờ gặp sư Giác Duyên, Kiều, Trọng gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kiều chiều ý mọi người kết duyên cùng Kim Trọng nhưng cả hai cùng thề nguyện ” duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
6. Câu 6, tr. 134, SGK
Trả lời:
– Đề cao con người : ca ngợi vẻ đẹp nhan sắc và tài năng, vẻ đẹp tâm hồn của Kiều và Vân (Chị em Thúy Kiều)
– Thương cảm trước những đau khổ của con người : Kiều phải bán mình chuộc cha, sống cảnh cô đơn tuyệt vọng (Kiều ở lầu Ngưng Bích).
– Tố cáo xã hội phong kiến : Con người bị coi như món hàng, đồng tiền có một ma lực đáng sợ (Mã Giám Sinh mua Kiều).
– Đề cao khát vọng công lí, hạnh phúc : Thúy Kiều báo ân báo oán
7. Qua các đoạn trích : Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều báo ân báo oán hãy làm rõ nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.
Trả lời:
– Khắc họa nhân vật bằng bút pháp ước lệ qua đó dự báo về tính cách số phận nhân vật (Chị em Thúy Kiều).
– Khắc họa tính cách nhân vật qua miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ (Mã Giám Sinh).
– Miêu tả đời sống nội tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (Kiều ở lầu Ngưng Bích).
– Khắc họa tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại (Thúy Kiều báo ân báo oán).
– Lý tưởng hóa nhân vật chính diện, hiện thực hóa nhân vật phản diện