Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9 (Cực Ngắn)
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 9
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2
Câu 1: Sắp xếp lại cho đúng (bằng cách kẻ một đường nối) tên bài thơ và tác giả trong bảng sau
Trả lời:
Câu 2: Sắp xếp phần tóm tắt nội dung từng bài thơ cho phù hợp với tên bài (bằng cách kẻ hai phần đường nối trong bảng) trong bảng sau
Trả lời:
Câu 3: Đọc hai câu thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trên lăng rất đỏ
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)
Em hiểu như thế nào về hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ trên? Hình ảnh ấy trong hai câu thơ có mối quan hệ như thế nào? Biện pháp chuyển nghĩa nào được sử dụng trong câu thơ thứ hai?
Trả lời:
– Hình ảnh mặt trời ở câu thơ thứ nhất có ý nghĩa tả thực mặt trời trong tự nhiên, còn trong câu thơ thứ hai mang ý nghĩa ẩn dụ cho Bác Hồ
– Sự tương quan giữa hai ý nghĩa ấy: Bác Hồ và mặt trời không có mối quan hệ về mặt bản chất ,người ta khai thác những nét tương đồng giữa mặt trời và Bác thông qua sự liên tưởng để làm nổi bật vẻ đẹp của bác . Ý nghĩa trên chỉ xuất hiện trong ngữ cảnh mà 2 câu thơ tạo ra, còn rời ngữ cảnh này thì Bác Hồ là Bác Hồ ,còn mặt trời là mặt trời ,không còn được dùng để thay thế cho nhau nữa
– Với cách nói ẩn dụ như vậy ,nhà thơ Viễn Phương đã làm nổi bật hình tượng Bác Hồ . Bác tượng trưng cho ánh sáng của lí tưởng ,soi rõ đường đi cho cả dân tộc Việt Nam, Bác luôn tỏa rạng ánh hào quang bất tử như mặt trời chói lọi trên cao
Câu 3: Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã biến chuyển như thế nào theo mạch cảm xúc của tác giả?
Trả lời:
– Bài thơ bắt đầu từ những cảm xúc trực tiếp hồn nhiên, trong trẻo trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên, từ đó mở rộng cảm nghĩ về mùa xuân đất nước
– Từ hình ảnh mùa xuân lớn của thiên nhiên đất nước mà liên tưởng tới mùa xuân của mỗi cuộc đời – một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn
– Bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương,đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
Câu 4: Phân tích những từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về những chuyển biến của thiên nhiên lúc Sang thu trong đoạn thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùnh chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Trả lời:
– Bài thơ là sự chuyển động rất tinh tế của sự sống khi hạ dần qua và thu đang đến. Hữu Thỉnh đón nhận mùa thu bằng một hương vị đặc biệt – đó chính là hương ổi đang lan toả, vận động rất mạnh trong không gian
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
– Màn sương thu hình như cũng muốn tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc đó mà chùng chình chưa muốn tan đi:
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
– Vạn vật trong thời khắc chuyển mùa vì thế càng trở nên duyên dáng, nhịp nhàng. Cảm quan tinh tế của nhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp rất riêng, rất duyên đó để rồi xao xuyến: Hình như thu đã về.
– Để dòng cảm xúc trôi theo thời gian, cảm nhận rõ hơn bước đi của sự sống, nhà thơ lại tiếp tục quan sát:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
– Cũng như sương thu, dòng sông dường như cũng thong thả, chậm chạp hơn.. Mọi chuyển động có vẻ rất đều đều, rất nhẹ, riêng có cánh chim là vội vã cuống quýt. Sự vội vàng đó phải chăng cũng là sự vội vàng trong tâm hồn Hữu Thỉnh, muốn được mở rộng lòng mình đón nhận mọi rung động dù là nhỏ nhất?
– Điểm nhìn của nhà thơ như được nâng dần từ dòng sông, cánh chim đến bầu trời cao rộng:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
– Hình ảnh đám mây là một phát hiện rất mới lạ và độc đáo của Hữu Thỉnh. Bức tranh chuyển mùa vì thế càng trở nên sinh động, giàu sắc gợi cảm
Câu 5: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Mùa xuân nho nhỏ để làm rõ quan niệm sống của nhà thơ
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Trả lời:
– Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước gợi lên ở Thanh Hải tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết:
Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến
– Nếu như đoạn đầu Thanh Hải xưng tôi kín đáo và lặng lẽ thì đến đoạn này ông chuyển giọng xưng ta, ta ở đây là nhà thơ và cũng chính là tất cả mọi người → khát vọng của ông là được làm con chim hót, một cành hoa để hoà nhập vào mùa xuân lớn của đất nước, góp một nốt trầm vào bản hoà ca bất tận của cuộc đời
– Hiến dâng mùa xuân nho nhỏ nghĩa là tất cả những gì tốt đẹp nhất, dù nhỏ bé của mỗi người cho cuộc đời chung cho đất nước. Điều tâm niệm đó thật chân thành, giản dị và tha thiết
– Thanh Hải đã thể hiện hết mình vì lòng tin yêu cuộc sống và khiêm tốn hiến dâng cho đất nước, cho cuộc đời, bởi vậy, xuất phát từ tiếng lòng thiết tha, nhỏ nhẹ, chân thành của tác giả nên lời thơ dễ dàng được mọi người tiếp nhận và chia sẻ cho nhau:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
– Đã gọi là cống hiến cho đời thì dù ở tuổi nào đi chăng nữa cũng phải luôn biết cố gắng hết tâm trí để phục vụ và hiến dâng cho quê hương, đất nước mến yêu của chính mình. Già – cống hiến tuổi già, trẻ – cống hiến sức trẻ để không bao giờ thất vọng trước chính bản thân mình.