Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9 (Cực Ngắn)
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 9
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2
1. Lập dàn ý cho 1 trong 4 đề trong SGK
Trả lời:
Đề 1: cây lúa Việt Nam
A, Mở bài: Giới thiệu cây lúa Việt Nam
B, Thân bài:
√Khái quát; Lúa là một cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc và rất quan trọng, là cây lương thực chủ yếu của người dân Việt Nam và các nước trên thế giới
√Chi tiết về cây lúa
– Đặc điểm của cây lúa
+ Cây lúa sống ở dưới nước
+ Thuộc loại cây một lá mầm
+ Là loài cây tự thụ phấn
– Cấu tạo của cây lúa: 3 bộ phận
+ Rễ:
• Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen.
• Thời kỳ mạ: Rễ mạ dài 5-6 cm
• Thời kỳ sau cấy: Bộ rễ tăng dần về số lượng và chiều dài ở thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng
• Thời kỳ trổ bông: Bộ rễ đạt giá trị tối đa vào thời kỳ này,chiều dài rễ đạt 2- 3 km/ cây
+ Thân lúa: Thân lúa gồm lá lúa, bẹ lúa, lá thìa và tai lá
• Bẹ lá: Là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân.
• Phiến lá: Hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá (trừ lá thứ hai).
• Lá thìa: Là vảy nhỏ và trắng hình tam giác.
• Tai lá: Một cặp tai lá hình lưỡi liềm
• Chức năng của thân: Chống đỡ cơ học cho toàn cây, dự trữ tạm thời các Hydratcacbon rước khi lúa trỗ bông. Lá làm nhiệm vụ quang hợp, chăm sóc hợp lí, đảm bảo cho bộ lá khoẻ, tuổi thọ lá lúa sẽ chắc hạt, năng suất cao.
+ Ngọn: Đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.
– Cách trồng lúa:
+ Hạt lúa ủ thành cây mạ
+Mạ lúa cấy xuống thành cây lúa
+Chăm sóc tạo nên cây lúa trưởng thành và trổ bông
+ Lúa chín gặt về tạo thành hạt lúa
– Vai trò của lúa: Lúa cho hạt
+ Trong cuộc sống thường ngày: Chế biến thành cơm và các loại thực phẩm khác
+ Trong kinh tế: Buôn bán và xuất khẩu lúa gạo
– Thành tựu về lúa:
+ Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia.
+ Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.
C, Kết bài: Nêu cảm nghĩ và ý nghĩa của cây lúa
2. Sưu tầm tư liệu cho 1 trong 4 đề trong SGK (tr45)
Trả lời:
– Đề văn sẽ thu thập tư liệu: Cây lúa Việt Nam
– Những tư liệu cụ thể: tùy mỗi học sinh tự sưu tầm trên mạng, sách vở, báo,….
3. Lựa chọn 1 trong 4 đề văn thuyết minh của sách giáo khoa và nêu các biện pháp nghệ thuật các yếu tố miêu tả mà mình dự định kết hợp trong bài viết
Trả lời:
– Đề văn sẽ thu thập tư liệu: Cây lúa Việt Nam
– Các biện pháp nghệ thuật kết hợp: nhân hóa, so sánh
– Các yếu tố miêu tả:
+ rễ lúa
+ thân lúa
+ cách trồng lúa