Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9 (Cực Ngắn)
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 9
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2
1. Bài tập 3 (tr. 40, SGK)
Trả lời:
– Từ xưng hô của cậu bé với mẹ: gọi mẹ
– Từ xưng hô của cậu bé với sứ giả: ta –ông
– Cách xưng hô như thế thể hiện Thánh Gióng là đứa bé khác thường
2. Bài tập 4 (tr. 40, SGK)
Trả lời:
– Từ xưng hô của ông tướng thể hiện thái độ kính cản biết ơn của vị tướng đối với thầy giáo của mình
– Từ xưng hô của thầy giáo thể hiện thái độ:tôn trọng một nhân vật nổi tiếng quyền cao chức trọng hơn mình
3. Kẻ bảng và điền các đại từ xưng hô của tiếng Việt theo ba ngôi và hai số (số đơn và số nhiều)
Trả lời:
Ngôi | Số đơn | Số nhiều |
---|---|---|
Ngôi thứ nhất (người nói) | Tôi, tao, tớ, ta,… | Chúng tôi, chúng ta, chúng tao, chúng tớ,… |
Ngôi thứ hai (người nghe) | Mày, mi, ngươi,… | Chúng mày, bọn mi, các ngươi,… |
Ngôi thứ ba (người, vật được nói đến) | Nó, hắn, y,…. | Họ, chúng, chúng nó,… |
4. Tìm các từ xưng hô trong đoạn trích sau, phân tích giá trị biểu cảm của chúng
Tôi an ủi lão:
– Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt? Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.
Lão chua chát bảo:
– Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!…
Tôi bùi ngùi nhìn lão bảo:
– Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
– Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm gì cho thật sướng?
(Nam Cao, Lão Hạc)
Trả lời:
– Các từ xưng hô trong đoạn văn:
in đậm | Từ để xưng | Từ để gọi | Từ chỉ gộp cả hai người |
---|---|---|---|
Từ của lão Hạc | Tôi | Ông giáo | ta |
Từ của tác giả | tôi | Cụ | ai |
– Giá trị biểu cảm của những từ xưng hô trên :
+ Nhân vật ông giáo chọn cách xưng hô với lão Hạc theo tuổi tác, thể hiện thái độ tôn kính, lễ phép với người cao tuổi.
+ Lão Hạc gọi ông giáo, một người ít tuổi hơn nhưng có địa vị xã hội cao hơn, bằng từ chỉ quan hệ tuổi tác ông và từ chỉ nghề nghiệp ông giáo, thể hiện thái độ tôn trọng, kính nể.
→Cách xưng hô đó đã xác lập rõ quan hệ xã hội và quan hệ tuổi tác giữa hai người tham gia giao tiếp.
5. Trong các từ sau, từ nào có thể dùng để xưng hô trong giao tiếp , từ nào không thể dùng xưng hô mà chỉ để dịnh danh nghề nghiệp?
Nhà giáo, giáo viên, thầy giáo, cô giáo, ông giáo, bà giáo, người giáo viên, người dạy học, giảng viên, giáo sư, cán bộ giảng dạy
Trả lời:
– Các từ có thể dùng để xưng hô: ông giáo, bà giáo, thầy giáo, cô giáo, giáo sư
– Các từ dùng để định danh: giáo viên, giảng viên, nhà giáo, người giáo viên, người dạy học, cán bộ giảng dạy