Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
- Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 7
- Giải Sinh Học Lớp 7
- Giải Sinh Học Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 7
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
Giải Vở Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
I. Đặc điểm chung (trang 26 VBT Sinh học 7)
1. (trang 26 VBT Sinh học 7): Chọn các cụm: không đối xứng; đối xứng tỏa tròn; kiểu sâu đo; kiểu lộn đầu; co bóp dù; không di chuyển; tự dưỡng; dị dưỡng; tự vệ nhờ tế bào gai; tự vệ nhờ di chuyển; ruột túi; ruột phân nhánh; hai lớp; ba lớp điển vào bảng 1.
Trả lời:
Bảng 1. Đặc điểm chung của một số đại diện trong ngành Ruột khoang
2. (trang 26 VBT Sinh học 7): Các đặc điểm chung của ngành Ruột khoang:
Trả lời:
– Cơ thể đối xứng tỏa tròn
– Ruột dạng túi
– Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào
– Có tế bào gai để tự vệ và tấn công
II. Vai trò (trang 27 VBT Sinh học 7)
1. (trang 27 VBT Sinh học 7): Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống
Trả lời:
Vùng biển san hô vừa là nơi có vẻ đẹp kì thú của biển nhiệt đới vừa là nơi có cảnh quan độc đáo của đại dương. San hô đỏ, san hô đen, san hô sừng hươu là nguyên liệu quý để trang trí và làm đồ trang sức. San hô đá là một trong các nguồn cung cấp vôi cho xây dựng. Hóa thạch san hô là vật chỉ thị địa tầng quan trọng trong nghiên cứu địa chất. Sứa sen, sứa rô là những loài sứa thường được khai thác làm thức ăn. Chúng có ý nghĩa về mặt sinh thái đối với biển và đại dương, là tài nguyên thiên nhiên quý giá.
Ghi nhớ (trang 27 VBT Sinh học 7)
Tuy rất khác nhau về kích thước, hình dạng và lối sống nhưng các loài ruột khoang đều có chung đặc điểm: cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
Ruột khoang rất đa dạng, phong phú ở biển nhiệt đới và biển nước ta. Chúng tạo nên một trong các cảnh quan độc đáo ở đại dương, có vai trò lớn về mặt sinh thái.
Câu hỏi (trang 27, 28 VBT Sinh học 7)
1. (trang 27 VBT Sinh học 7): So sánh rồi chỉ ra những đặc điểm chung về cấu tạo của ruột khoang sống bám và ruột khoang bơi lội tự do
Trả lời:
– Cơ thể đối xứng tỏa tròn
– Ruột dạng túi
– Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào
– Có tế bào gai để tự vệ và tấn công
2. (trang 27 VBT Sinh học 7): Em hãy kể tên các đại diện của ngành Ruột khoang có thể gặp ở địa phương em?
Trả lời:
Thủy tức, sứa, san hô, hải quỳ.
3. (trang 27 VBT Sinh học 7): * Nêu những phương tiện cần thiết để đề phòng khi tiếp xúc với một số động vật ngành Ruột khoang:
Trả lời:
Để tránh chạm phải chất độc khi tiếp xúc với các đại diện ngành Ruột khoang, chúng ta cần sử dụng: vợt, kéo nẹp, panh. Nếu dùng tay, phải mang găng cao su để tránh sự tác động của các tê bào gai độc, có thế gây ngứa hoặc làm bỏng da tay.
4. (trang 28 VBT Sinh học 7): San hô có lợi hay có hại? Biển nước ta có giàu san hô không?
Trả lời:
San hô chú yếu là có lợi. Ấu trùng san hô trong các giai đoạn sinh sản hữu tính thường là thức ăn của nhiều loại động vật biển.
Vùng biển nước ta rất giàu san hô (có nhiều loại khác nhau), chúng tạo thành các dạng bờ viền, bờ chắn, đảo san hô,… là những hệ sinh thái quan trọng trong đại dương.
Tuy nhiên, một số đảo ngầm san hô cũng gây trở ngại không ít cho giao thông đường biến.