Chương 5: Tiêu hóa

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

    I – Bài tập nhận thức kiến thức mới

    Bài tập 1 (trang 63 VBT Sinh học 8):

    1.Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa?

    2.Các chất nào trong thức ăn được biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa?

    3.Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào?

    Trả lời:

    1.Các chất trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa: vitamin, muối khoáng, nước.

    2.Các chất trong thức ăn bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa: gluxit, lipit, prôtêin, axit nuclêic.

    3.Quá trình tiêu hóa thức ăn gồm các hoạt động: ăn và uống, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng, thải phân.

    Bài tập 2 (trang 63 VBT Sinh học 8): Quan sát và liệt kê các cơ quan tiêu hóa ở hình 24 – 3 SGK vào các cột tương ứng ở bảng sau:

    Trả lời:

    Các cơ quan tiêu hóa Các tuyến tiêu hóa

    Khoang miệng (răng, lưỡi)

    Thực quản

    Dạ dày

    Ruột non

    Ruột già

    Hậu môn

    Tuyến nước bọt

    Tuyến mật

    Tuyến tụy

    Tuyến ruột

    II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

    1. Thực chất của hoạt động tiêu hóa thức ăn là gì?

    Hoạt động tiêu hóa thức ăn thực chất là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được.

    2. Hoạt động tiêu hóa thức ăn do các bộ phận nào đảm nhiệm?

    Quá trình tiêu hóa thức ăn nhờ hoạt động của các cơ quan trong ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.

    III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

    Bài tập 1 (trang 64 VBT Sinh học 8): Các chất trong thức ăn được phân nhóm như thế nào? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm?

    Trả lời:

    Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm như sau:

        + Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa : gluxit, lipit, prôtêin, axit nuclêic.

        + Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa : vitamin, muối khoáng, nước.

    Bài tập 2 (trang 64 VBT Sinh học 8): Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người là gì?

    Trả lời:

    Vai trò của tiêu hóa là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được.

    Bài tập 3 (trang 64 VBT Sinh học 8): Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo con đường tiêu hóa thì cần phải trải qua những hoạt động nào của hệ tiêu hóa? Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường khác không?

    Trả lời:

    – Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì phải trải qua các hoạt động như: ăn, đẩy thức ăn trong ống tiêu hóa, hấp thụ thức ăn.

    – Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường khác là tiêm (chích) qua tĩnh mạch vào hệ tuần hoàn máu, hoặc qua kẽ giữa các tế bào nước mô rồi lại vào hệ tuần hoàn máu.

    Bài tập 4 (trang 65 VBT Sinh học 8): Hãy đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời đúng nhất.

    Trả lời:

    Các cơ quan trong ống tiêu hóa gồm:

    a) Miệng, thực quản, gan, ruột già, hậu môn.
    b) Thực quản, gan, ruột non, ruột già, hậu môn.
    c) Gan, miệng, thực quản, ruột non, ruột già.
    d) Ruột non, ruột già, miệng, hậu môn.
    x e) Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 909

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống