Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Giải Vở Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 66: Ôn tập – Tổng kết giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
I – Bài tập ôn tập học kì II
Bài tập 1 (trang 165 VBT Sinh học 8): Hãy điền vào bảng sau những sản phẩm bài tiết của các cơ quan bài tiết tương ứng:
Trả lời:
Các cơ quan bài tiết chính | Sản phẩm bài tiết |
Phổi | CO2 |
Da | Mồ hôi |
Thận | Nước tiểu |
Bài tập 2 (trang 166 VBT Sinh học 8): Hãy nhớ lại kiến thức đã học để hoàn chỉnh bảng sau:
Trả lời:
Các giai đoạn chủ yếu trong quá trình tạo thành nước tiểu | Bộ phận thực hiện | Kết quả | Thành phần các chất |
Lọc | Cầu thận | Nước tiểu đầu |
– Các chất dinh dưỡng nhiều, chất cặn bã ít – Nồng độ các chất hòa tan loãng – Các ion cần thiết: Na+, Cl–, … |
Hấp thụ lại | Ống thận | Nước tiểu chính thức |
– Các chất cặn bã nhiều: axit uric, crêatin… – Nồng độ các chất hòa tan cao – Các ion thừa: H+, K+, … |
Bài tập 3 (trang 166 VBT Sinh học 8): Hoàn chỉnh bảng dưới đây:
Trả lời:
Các bộ phận của da | Các thành phần cấu tạo chủ yếu | Chức năng của từng thành phần |
Lớp biểu bì | Tầng sừng (tế bào chết), tế bào biểu bì sống, các hạt sắc tố. | Bảo vê, ngăn vi khuẩn, các hoá chất, ngăn tia cực tím. |
Lớp bì | Mô liên kết sợi, trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu, dây thần kinh. | Cảm giác, bài tiết, điều hòa thân nhiệt |
Lớp mỡ dưới da | Lớp mỡ | Chống tác động cơ học, cách nhiệt. |
Bài tập 4 (trang 167 VBT Sinh học 8): Hãy hoàn chỉnh bảng sau bằng những hiểu biết của em:
Trả lời:
Các bộ phận của hệ thần kinh | Não | Tiểu não | Tủy sống | |||||
Trụ não | Não trung gian | Đại não | ||||||
Bộ phận trung ương | Chất xám | Các nhân não | Đồi thị và nhân dưới đồi thị | Vỏ đại não (các vùng thần kinh) | Vỏ tiểu não | Nằm giữa tủy sống và thành cột liên tục | ||
Chất trắng | Các đường dẫn truyền giữa não và tủy sống | Nằm xen giữa các nhân | Đường dẫn truyền nối 2 bán cầu đại não và nối với các phần dưới | Đường dẫn truyền nối vỏ tiểu não với các phần khác của hệ thần kinh | Bao ngoài cột chất xám | |||
Bộ phận ngoại biên | Dây thần kinh não và các dây thần kinh đối giao cảm |
– Dây thần kinh tủy – Dây thần kinh sinh dưỡng – Hạch thần kinh giao cảm |
||||||
Chức năng | Trung khu điều khiển các hoạt động sống quan trọng như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa | Trung khu điều khiển, điều hòa các hoạt động trao đổi chất và thân nhiệt | Trung ương của các phản xạ có điều kiện, điều khiển các hoạt động có ý thức, hoạt động tư duy | Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể | Trung ương của các phản xạ không điều kiện, về vận động và sinh dưỡng |
Bài tập 5 (trang 168 VBT Sinh học 8): So sánh cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh vận động với hệ thần kinh sinh dưỡng bằng cách hoàn chỉnh bảng sau:
Trả lời:
Cấu tạo | Chức năng | |||
Bộ phận trung ương | Bộ phận ngoại biên | |||
Hệ thần kinh vận động |
Não Tủy sống |
Dây thần kinh não Dây thần kinh tủy |
Điều khiển hoạt động của hệ cơ xương | |
Hệ thần kinh sinh dưỡng | Giao cảm | Sừng bên tủy sống | Chuỗi hạch thần kinh nằm gần cột sống, xa cơ quan phụ trách. Sợi trước hạch ngắn, sợi sau hạch dài. |
Điều hòa hoạt động các cơ quan nội tạng như: – Tăng lực và nhịp cơ tim. – Dãn phế quản nhỏ. – Giảm nhu động ruột. – Co mạch máu ruột. – Dãn mạch máu đến cơ. – Giảm tiết nước bọt |
Đối giao cảm |
Trụ não Đoạn cùng tủy |
Chuỗi hạch thần kinh nằm gần cơ quan phụ trách. Sợi trước hạch dài, sợi sau hạch ngắn. |
Điều hòa hoạt động các cơ quan nội tạng như: – Giảm lực và nhịp cơ tim. – Co phế quản nhỏ. – Tăng nhu động ruột. – Dãn mạch máu ruột. – Co mạch máu đến cơ. – Tăng tiết nước bọt |
Bài tập 6 (trang 168 VBT Sinh học 8): Hãy điền những nội dung thích hợp mà em biết vào bảng sau:
Trả lời:
Thành phần cấu tạo | ||||
Bộ phận thụ cảm | Đường dẫn truyền | Bộ phận phân tích trung ương | ||
Thị giác | Các tế bào thụ cảm thị giác trong màng lưới của cầu mắt | Dây thần kinh thị giác (dây số II) | Vùng thị giác ở thùy chẩm | Giúp ta nhận biết về hình dạng, độ lớn và màu sắc của vật |
Thính giác | Các tế bào thụ cảm thính giác nằm trong cơ quan Coocti (trong ốc tai) | Dây thần kinh thính giác (dây số VIII) | Vùng thính giác ở thùy thái dương | Thu nhận kích thích của sóng âm từ nguồn phát |
Bài tập 7 (trang 169 VBT Sinh học 8): Hãy nêu rõ chức năng của các thành phần cấu tạo chủ yếu của mắt và tai vào bảng sau:
Trả lời:
Các thành phần cấu tạo | Chức năng | |
Mắt |
– Màng cứng và màng giác – Màng mạch: + Lớp sắc tố + Lòng đen, đồng tử – Màng lưới + Tế bào que, tế bào nón + Tế bào thần kinh thị giác |
– Bảo vệ cầu mắt và màng giác cho ánh sáng đi qua. – Giữ cho cầu mắt thành một phòng tối. – Có khả năng điều tiết ánh sáng. – Tế bào que thu nhận kích thích ánh sáng, tế bào nón thu nhận kích thích màu sắc. – Dẫn truyền xung thần kinh từ các tế bào thụ cảm về trung ương. |
Tai |
– Vành và ống tai – Màng nhĩ – Chuỗi xương tai – Ốc tai – cơ quan coocti – Vành bán khuyên |
– Hứng và hướng sóng âm. – Rung theo tần số của sóng âm. – Truyền rung động từ màng nhĩ vào màng cửa bầu. – Tiếp nhận kích thích của sóng âm chuyển thành xung thần kinh theo dây số VIII về trung khu thính giác. – Thu nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian. |
Bài tập 8 (trang 169-170 VBT Sinh học 8): Nêu rõ tác dụng của hoocmôn các tuyến nội tiết chủ yếu vào bảng sau:
Trả lời:
Tuyến nội tiết | Hoocmôn | Tác dụng |
Tuyến yên 1. Thùy trước 2. Thùy sau Tuyến giáp Tuyến tụy |
– Tăng trưởng (GH) – TSH – FSH – LH – PrL – ADH – Ôxitôxin (OT) – Tirôxin (TH) – Insulin – Glucagôn |
– Giúp tăng trưởng cơ thể. – Kích thích tuyến giáp hoạt động tiết hoocmôn tirôxin. – Kích tố nang trứng giúp nữ phát triển bao noãn, tiết ơstrôgen; nam sinh tinh. – Kích tố thể vàng giúp nữ rụng trứng, tạo và duy trì thể vàng; nam tiết testôstêrôn. – Kích tố tuyến sữa tiết sữa (tạo sữa). – Chống đa hiệu (đái tháo nhạt). – Gây co các cơ trơn, co tử cung. – Điều hòa trao đổi chất. – Biến đổi glucôzơ – glicôgen. – Biến đổi glicôgen – glucôzơ. |
Tuyến trên thận 1. Vỏ tuyến 2. Tủy tuyến Tuyến sinh dục 1. Nữ 2. Nam 3. Thể vàng 4. Nhau thai |
– Alđôstêrôn – Cooctizôn – Anđrôgen (kích tố nam tính) _ Ađrênalin và norađrênalin |
– Điều hòa muối khoáng trong máu. – Điều hòa đường huyết. – Thể hiện giới tính nam. – Điều hòa hoạt động tim mạch, hô hấp, điều chỉnh lượng đường trong máu. – Phát triển giới tính nữ. – Phát triển giới tính nam. – Duy trì sự phát triển của lớp niêm mạc tử cung và kìm hãm tuyến yên tiết FSH và LH. – Tác động phối hợp với prôgestêrôn của thể vàng trong giai đoạn 3 tháng đầu, sau đó hoàn toàn thay thế thể vàng. |
Bài tập 9 (trang 170 VBT Sinh học 8):
– Các điều kiện của sự thụ tinh và thụ thai là gì?
– Các nguyên tắc tránh mang thai ngoài ý muốn?
Trả lời:
– Các điều kiện:
+ Của sự thụ tinh: trứng gặp được tinh trùng, tinh trùng chui được vào trứng sẽ xảy ra sự thụ tinh để tạo thành hợp tử.
+ Cần cho sự thụ thai: trứng đã thụ tinh cần phải bám và làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung để phát triển thành thai.
– Những nguyên tắc tránh thai ngoài ý muốn:
+ Ngăn trứng chín và rụng.
+ Tránh không cho tinh trùng gặp trứng để thụ tinh.
+ Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh để không thể thụ thai.
II – Câu hỏi ôn tập học kì II và tổng kết Sinh 8
Câu hỏi 1 (trang 170 VBT Sinh học 8): Cơ thể có những cơ chế sinh lí nào để đảm bảo tính ổn định của môi trường trong cơ thể?
Trả lời:
Các tế bào của cơ thể được tắm trong môi trường trong (máu, nước mô) nên mọi thay đổi của môi trường trong có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của tế bào và cơ thể. Chẳng hạn, khi nồng độ các chất hòa tan trong máu tăng giảm sẽ làm thay đổi áp suất thẩm thấu, làm nước tràn vào tế bào và ngược lại ; sự thay đổi độ pH của môi trường trong sẽ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí diễn ra trong tế bào ; sự thay đổi nhiệt độ, huyết áp cũng gây rối loạn quá trình chuyển hóa trong tế bào…
Vì vậy, cơ chế điều hòa thần kinh và nội tiết diễn ra liên tục, thường xuyên để giữ được tính ổn định tương đối của môi trường trong, đảm bảo cho các quá trình sinh lí được tiến hành bình thường.
Câu hỏi 2 (trang 171 VBT Sinh học 8): Cơ thể có thể phản ứng lại những thay đổi của môi trường xung quanh bằng cách nào để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
Cơ chế phản ứng lại những thay đổi của môi trường xung quanh để tồn tại và phát triển bằng cơ chế phản xạ (phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện) dưới sự điều khiển, điều hòa của hệ thần kinh, sự tham gia hỗ trợ của các tuyến nội tiết.
– Chẳng hạn khi trời nóng, cơ thể phản ứng lại bằng dãn các mao mạch dưới da, tiết mồ hôi để tăng sự thoát nhiệt giữ cho thân nhiệt được bình thường. Ngược lại, khi trời lạnh thì mạch co, da săn lại (sởn gai ốc) để giảm sự thoát nhiệt, đồng thời tăng sinh nhiệt bằng rung cơ (run).
Ở người, ngoài phản xạ tự nhiên (PXKĐK) cần biết sử dụng các phương tiện hỗ trợ (PXCĐK) như sử dụng quạt máy, máy điều hòa nhiệt, lò sưởi…
– Ví dụ:
+ Khi gặp phải chó dữ, cơ thể sẽ lập tức phản xạ lại và co chân chạy.
+ Khi chạm tay vào nước nóng, tay sẽ có phản xạ rụt lại.
Câu hỏi 3 (trang 171 VBT Sinh học 8): Cơ thể đã điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường trong mọi lúc, ở mọi nơi bằng cách nào? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
Sự điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường tùy nhu cầu của mỗi cơ thể trong từng lúc, ở từng nơi phù hợp với nhu cầu trao đổi chất của cơ thể nhờ cơ chế điều hòa và phối hợp hoạt động của các phân hệ giao cảm, phân hệ đối giao cảm và hoạt động của các tuyến nội tiết dưới sự điều khiển, điều hòa của hệ thần kinh.
Chẳng hạn, khi lao động nhịp tim tăng, thở gấp, người nóng bừng, mồ hôi toát đầm đìa…, lúc nghỉ mọi hoạt động lại dần trở lại bình thường.
Ví dụ:
– Khi trời rét da co lại, sởn gai ốc để ngăn sự trao đổi máu với môi trường ngoài, phản ứng run để tăng nhiệt.
– Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp tim tăng, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều…
Câu hỏi 4 (trang 171 VBT Sinh học 8): Để có thể tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc tránh không phải nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cần phải chú ý những gì?
Trả lời:
Để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc không phải nạo phá thai ảnh hưởng tới sức khỏe và học tập đối với lứa tuổi học sinh cần :
– Giữ quan hệ tình bạn lành mạnh, trong sáng.
– Phải trang bị những kiến thức về sinh sản để tránh mang thai hoặc phải nạo phá thai ngoài ý muốn.
– Khi không kiềm chế được sự ham muốn thì phải sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn (sử dụng thuốc tránh thai, bao cao su…).
Câu hỏi 5 (trang 172 VBT Sinh học 8): Trình bày tính thống nhất trong mọi hoạt động sống của cơ thể thông qua một số ví dụ tự chọn.
Trả lời:
– Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp tim tăng, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều…
– “Căng da bụng trùng da mắt“ khi ăn no chúng ta thường buồn ngủ và không muốn làm việc do khi ăn no, hệ thần kinh huy động các tế bào thần kinh và máu tập trung về dạ dày để tiêu hóa thức ăn. Khi đó sự hoạt động của hệ thần kinh các vùng khác giảm nên giảm bớt các hoạt động bên ngoài và khiến chúng ta không muốn làm việc gì khác nữa.
– Khi dẫm phải đinh, các tế bào thần kinh thông báo về trung ương thần kinh đáp ứng kích thích là đưa chân lên và thụt chân về sau, sau đó tế bào thần kinh phân tích xử lí nguyên nhân và giải pháp tiếp tục truyền về cơ quan vận động để đi tiếp.
Như vậy, các hệ cơ quan trong cơ thể hoạt động thống nhất với nhau dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh.