Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 9

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 66: Tổng kết chương trình toàn cấp (tiếp theo) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Bài tập 1 trang 164 VBT Sinh học 9: Điền nội dung phù hợp vào bảng 66.1

Trả lời:

Bảng 66.1. Các cơ chế của hiện tượng di truyền

Cơ sở vật chất Cơ chế Hiện tượng
Cấp phân tử : ADN Sự nhân đôi ADN và tổng hợp ARN, prôtêin Các tính trạng của cơ thể được quy định bởi các gen (hay bởi trình tự và số lượng các nuclêôtit trong ADN)
Cấp tế bào: NST Quá trình nguyên phân và giảm phân Cơ thể con sinh ra mang các đặc điểm di truyền của bố, mẹ

Bài tập 2 trang 165 VBT Sinh học 9: Điền nội dung phù hợp vào bảng 66.2.

Trả lời:

Bảng 66.2. Các quy luật di truyền

Quy luật di truyền Nội dung Giải thích
Phân li Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P Trong giảm phân I, ở kì giữa các NST kép xếp thành hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào và di chuyển về hai cực của tế bào trong kì sau
Phân li độc lập Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. Ở giảm phân I, các NST kép của cặp tương đồng tách rời nhau, xếp ngẫu nhiên thành 2 hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào trong kì giữa và di chuyển độc lập với nhau về hai cực của tế bào trong kì sau
Di truyền giới tính Tính đực, cái được quy định bởi NST giới tính. Sự nhân đôi, phân li trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh đã giúp giới tính được di truyền NST giới tính mang các gen quy định tính trạng giới tính. Qúa trình giảm phân làm cho các NST của cặp NST giới tính bị tách nhau và quá trình thụ tinh giúp cặp NST này được tổ hợp lại một cách hoàn chỉnh, nhờ đó biều hiện đầy đủ các đặc điểm biều hiện tính đực cái của cơ thể
Di truyền liên kết Là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên cùng một NST Trong cơ thể có rất nhiều gen, mà số lượng NST là có hạn, do đó trên một NST có nhiều gen. Khi NST tham gia quá trình giảm phân thì cac gen trên một NST sẽ cùng phân li với nhau, tạo nên hiện tượng nhiều tính trạng luôn cùng xuất hiện với nhau gọi là hiện tượng di truyền liên kết.

Bài tập 3 trang 165-166 VBT Sinh học 9: Điền nội dung phù hợp vào bảng 66.3

Trả lời:

Bảng 66.3. Các loại biến dị

Biến dị tổ hợp Đột biến Thường biến
Khái niệm Sự xuất hiện của các kiểu hình khác P Là những biến đối xảy ra trong cấu trúc hay số lượng của gen hoặc NST Là những biến đổi của kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường
Nguyên nhân Do quá trình phân li độc lập của các cặp tính trạng dẫn đến sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa chúng. Các tác nhân gây đột biến. Các tác động của môi trường lên kiểu gen
Tính chất và vai trò Làm phong phú thêm kiểu hình của loài, tăng khả năng tồn tại của kiểu gen trước những thay đổi của môi trường, góp phần vào tiến hóa. Cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa Sự thích nghi của kiểu gen hay cá thể trong những môi trường khác nhau

Bài tập 4 trang 166 VBT Sinh học 9: Điền nội dung phù hợp vào bảng 66.4.

Trả lời:

Bảng 66.4. Các loại đột biến (ĐB)

ĐB gen ĐB cấu trúc NST ĐB số lượng NST
Khái niệm Là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit Là những biến đổi trong cấu trúc của NST Là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở một cặp hay một số cặp NST hoặc ở tất cả bộ NST
Các dạng đột biến

Mất một cặp nuclêôtit

Thêm một cặp nuclêôtit

Thay thế một cặp nuclêôtit

Mất đoạn NST

Lặp đoạn NST

Đảo đoạn NST

Dị bội

Đa bội

Bài tập 1 trang 167 VBT Sinh học 9: Hãy giải thích sơ đồ hình 66 SGK theo chiều mũi tên?

Trả lời:

Môi trường có các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh, trong đó cần chú ý nhất là nhân tố con người. Các cấp độ tổ chức sống được chia thành 3 cấp độ chính: cấp cơ thể, cấp quần thể và cấp quần xã. Các cấp độ tổ chức sống tác động qua lại lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố sinh thái, trong đó đặc biệt là các tương tác qua lại với nhân tố con người.

Bài tập 2 trang 167 VBT Sinh học 9: Điền nội dung phù hợp vào bảng 66.5

Trả lời:

Bảng 66.5. Đặc trưng của quần thể, quần xã và hệ sinh thái

Các vấn đề Quần thể Quần xã Hệ sinh thái
Khái niệm Là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống tại một địa điểm (không gian) trong một khoảng thời gian xác định, các cá thể trong quần thể tiến hành sinh sản để sinh ra thế hệ sau Là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh)
Đặc trưng

Tỉ lệ giới tính

Thành phần nhóm tuổi

Mật độ quần thể

Số lượng các loài trong quần xã (độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp)

Thành phần loài trong quần xã (loài ưu thế, loài đặc trưng)

Quan hệ dinh dưỡng được thể hiện qua chuỗi và lưới thức ăn

Sự tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1044

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống