Vở bài tập Tiếng Việt 4 Tập 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây

Chính tả Tuần 32 trang 91, 92 VBT Tiếng Việt 4 Tập 2

Điền những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh các mẩu chuyện dưới đây. Biết rằng :

1) Những chữ bị bỏ trống trong mẩu chuyện sau bắt đầu bằng s hoặc x :

Chúc mừng năm mới sau một…. thế kỉ

   Ngày 4-1-1889, ông Cô-lin từ Ô-xtrây-li-a gửi một tấm thiếp chúc mừng năm mới cho cô Uôn-đrốp ở thành phố A-béc-đin, nước Anh. Không hiểu vì…………mãi đầu năm 2001, tức là 112 năm……… tấm bưu thiếp mới đến được A-béc-đin. Các nhân viên bưu điện………… sở sương mù đang gắng………. tìm con cháu của cụ Uôn-đrốp để trao tấm thiếp và…………. lỗi vì……….chậm trễ này.

Trả lời:

Chúc mừng năm mới sau một…. thế kỉ

   Ngày 4-1-1889, ông Cô-lin từ Ô-xtrây-li-a gửi một tấm thiếp chúc mừng năm mới cho cô Uôn-đrốp ở thành phố A-béc-đin, nước Anh. Không hiểu vì sao mãi đầu năm 2001, tức là 112 năm sau tấm bưu thiếp mới đến được A-béc-đin. Các nhân viên bưu điện xứ sở sương mù đang gắng sức tìm con cháu của cụ Uôn-đrốp để trao tấm thiếp và xin lỗi vì sự chậm trễ này.

2) Những chữ bị bỏ trống trong mẩu chuyện sau chứa o hoặc ô :

Người không biết cười

   Nhà văn Mĩ nổi tiếng Mác-Tuên rất có khiếu khôi hài. Ai đã dự những buổi nói chuyện của ông thì không thể nào không bật cười vì những câu nói dí…………. những mẩu chuyện…………hỉnh. Nhưng trong một lần gặp gỡ…………………. chúng, Mác-Tuên rất ngạc nhiên thấy một ông già suốt buổi không hề nhếch mép, mặc dù ai nấy cười ngả cười nghiêng. Mãi đến lúc ra về, Mác-Tuên mới biết ông già đó bị điếc từ mấy năm nay rồi. Ông đến dự buổi………….. chuyện chỉ vì muốn biết mặt nhà văn……………. tiếng.

Trả lời:

Người không biết cười

   Nhà văn Mĩ nổi tiếng Mác-tuên rất có khiếu khôi hài. Ai đã dự những buổi nói chuyện của ông thì không thể nào không bật cười vì những câu nói dí dỏm, những mẩu chuyện hóm hỉnh. Nhưng trong một lần gặp gỡ công chúng, Mác-Tuên rất ngạc nhiên thấy một ông già suốt buổi không hề nhếch mép, mặc dù ai nấy cười ngả cười nghiêng. Mãi đến lúc ra về, Mác-Tuên mới biết ông già đó bị điếc từ mấy năm nay rồi. Ông đến dự buổi trò chuyện chỉ vì muốn biết mặt nhà văn nổi tiếng.

Luyện từ và câu Tuần 32 trang 92, 93 VBT Tiếng Việt 4 Tập 2

THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ THỜI GIAN CHO CÂU

I – Nhận xét

1) Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong mỗi câu sau :

   Không khí của triều đình thật là ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào :

– Tâu bệ hạ ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.

Trả lời:

   Không khí của triều đình thật là ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào :

– Tâu bệ hạ ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.

2) Trạng ngữ vừa tìm được, bổ sung ý nghĩa ………. cho câu.

Trả lời:

Trạng ngữ vừa tìm được, bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu.

3) Đặt câu hỏi cho loại trạng ngữ nói trên :

Trả lời:

Viên thị vệ hớt hải chạy vào khi nào ?

II – Luyện tập

1) Gạch dưới trạng ngữ trong mỗi câu sau :

a) Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua, trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho ngưòi ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

b) Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.

Trả lời:

a) Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua, trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho ngưòi ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

b) Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.

2) Hai đoạn văn sau không mạch lạc vì một số câu chưa có trạng ngữ (cho trong ngoặc đơn). Hãy gạch dưới những câu đó.

a) Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm. Cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà.

(đến ngày đến tháng, mùa đông)

b) Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đai bàng vẫn bay lươn trên nền trời. Có lúc chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.

(có lúc, giữa lúc gió đang gào thét ấy)

Trả lời:

a) Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm. Cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà.

(đến ngày đến tháng, mùa đông)

b) Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đai bàng vẫn bay lươn trên nền trời. Có lúc chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.

(có lúc, giữa lúc gió đang gào thét ấy)

3) Thêm trạng ngữ thích hợp vào những câu chưa có trạng ngữ nói trên để đoạn văn được mạch lạc.

Trả lời:

a) – Mùa đông, cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi.

– Đến ngày đến tháng, cây lại nhờ gió phân tán đi khắp chốn những núi bông trắng nuột nà.

b) – Giữa lúc gió đang gào thét ấy, cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên nền trời.

– Có lúc, chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.

Tập làm văn Tuần 32 trang 94, 95 VBT Tiếng Việt 4 Tập 2

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT

1) Đọc bài văn Con tê tê (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 139) và trả lời các câu hỏi sau :

a) Bài văn trên gồm mấy đoạn ? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì ? Bài văn gồm …. đoạn

Đoạn Nội dung chính của từng đoạn

b) Ghi lại những chi tiết miêu tả hình dáng bên ngoài của con tê tê.

c) Ghi lại những chi tiết cho thấy tác giả quan sát hoạt động của tê tê rất tỉ mỉ và chọn lọc được nhiều đặc điểm lí thú :

Trả lời:

a) Bài văn gồm 6 đoạn

Đoạn Nội dung chính của từng đoạn
1 Giới thiệu chung về con tê tê.
2 Miêu tả bộ vẩy của con tê tê.
3 Miêu tả miệng, hàm, lưỡi của tê tê và cách tê tê săn mồi.
4 Miêu tả chân, bộ móng của tê tê và cách nó đào đất.
5 Nói về nhược điểm của tê tê.
6 Nêu ra kết luận về con và tê tê nói lên tình cảm của người viết (kêu gọi sự bảo vệ của mọi người dành cho tê tê).

b) Bộ vẩy của tê tê (màu đen nhạt rất giống vẩy cá nhưng cứng và dày hơn) miệng của tê tê nhỏ ; hai hàm có lợi không có răng ; lưỡi tê tê dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, bốn chân tê tê ngắn ngủn với móng cực sắc và khỏe.

c) – Cách tê tê bắt kiến. Nó thè cái lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, đục thủng tổ kiến rồi thò lưỡi vào sâu bên trong. Đợi kiến bâu kín lưỡi, tê tê rụt lưỡi vào mồm, tóp tép nhai cả lũ kiến xấu số.

– Cách tê tê đào đất : Nó chúi đầu xuống đào nhanh như một cái máy, chỉ cần nửa phút đã ngập nửa thân hình nó. Khi ấy, dù có ba người lực lưỡng túm lấy đuôi nó kéo ngược cũng không ra. Trong chớp nhoáng, tê tê đã ẩn mình trong lòng đất.

2) Quan sát ngoại hình của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn ngắn miêu tả ngoại hình của con vật đó.

Trả lời:

   Mimi đã được hơn một tuổi. Nó đã ra dáng là một con mèo trưởng thành rồi. Cứ nhìn dáng đi yểu điệu, khoan thai của nó thì biết, bộ lông với màu vàng lốm đốm trắng, nuột nà và mềm mại ngỡ như có thể trơn tuột mất từ tay người bế. Cái đầu của chú dường như cũng tròn hơn, riêng đôi tai thì vẫn mỏng dính, xinh xắn, lúc nào củng giương lên, kiêu hãnh và sẵn sàng nghe ngóng. Cặp mắt Mimi xanh biếc như thủy tinh, tròn xoe và đưa đi đưa lại rất nhanh. Mấy cọng râu mép màu trắng bạc duyên dáng. Nổi bật là chiếc mũi màu hồng lúc nào cũng ươn ướt, đảnh hơi rất tài tình. Bốn chân mang màu lông trắng, cao và thon thả. Cùng với lớp thịt đệm dưới gan bàn chân tròn dày khiến bước đi của nó thật nhe nhàng. Nhưng đừng nhìn vào dáng đi đầy thong thả ấy mà lầm nhé ! Đằng sau sự mềm mại ấy là cả một bộ vuốt sắc nhọn có thể xé rách mặt kẻ thù như chơi.

3) Quan sát hoạt động của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn ngắn miêu tả hoạt động của con vật đó.

Trả lời:

   Nhìn mèo con nghịch nắng và vờn đuôi mà xem ! Trông đáng yêu quá ! Bốn bàn chân bé xíu của chú lẹ làng di chuyển trên nền sân gạch để đuổi theo bóng nắng lọt xuống từ rặng cau. Rồi cũng có lúc có lẽ chú ngỡ mình bị nắng đuổi nên ù té chạy ra xa rồi lại quay đẩu lại. Chừng như thấm mệt chú nằm lăn tròn ra đất duỗi thẳng thân mình ra sưởi nắng. Đôi mắt lim dim, mơ màng, … Cái đuôi dài, thon thả và duyên dáng khẽ đưa đi đưa lại. Một chiếc lá rơi, chú bật dậy thò chân ra vồ lấy. Phản xạ của chú thật nhanh.

Luyện từ và câu Tuần 32 trang 96 VBT Tiếng Việt 4 Tập 2

THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NGUYÊN NHÂN CHO CÂU

1) Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu sau :

a) Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, cậu vượt lên đầu lớp.

b) Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.

c) Tại Hoa mà tổ không được khen.

Trả lời:

a) Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, cậu vượt lên đầu lớp.

b) Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.

c) Tại Hoa mà tổ không được khen.

2) Điền các từ nhờ, vì hoặc tại vì vào chỗ trống :

a) ……………… học giỏi, Nam được cô giáo khen.

b) ……………… các bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch đẹp.

c) …………….. mải chơi, Tuấn không làm bài tập.

Trả lời:

a) học giỏi, Nam được cô giáo khen.

b) Nhờ các bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch đẹp.

c) Tại vì mải chơi, Tuấn không làm bài tập.

3) Đặt một câu có trạng ngữ mở đầu bằng một trong ba từ nhờ, do, vì.

Trả lời:

– Nhờ chăm chỉ học, bạn Trang đạt kết quả tốt trong học tập.

– Do thức khuya, tôi dậy trễ.

– Vì mưa, đường trơn trượt.

Tập làm văn Tuần 32 trang 96, 97 VBT Tiếng Việt 4 Tập 2

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI , KẾT BÀI

TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT

1) Đọc bài Chim công múa (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 142) và trả lời các câu hỏi sau:

a) Chép lại đoạn mở bài và đoạn kết bài của bài văn. Xác định cách mở bài, kết bài đã học :

– Đoạn mở bài :

– Cách mở bài :

– Đoạn kết bài :

– Cách kết bài :

b) Chọn và ghi vào chỗ trống câu văn trong bài văn để :

– Mở bài theo cách trực tiếp :

– Kết bài theo cách không mở rộng :

Trả lời:

a)

– Đoạn mở bài : Mùa xuân trăm hoa đua nở, ngàn lá khoe Cách mở bài sức sống mơn mởn. Mùa xuân cũng là mùa công múa.

– Cách mở bài : gián tiếp

– Đoạn kết bài : Quả không ngoa khi người ta ví chim công là những nghệ sĩ múa của rừng xanh.

– Cách kết bài : mở rộng

b)

– Mở bài theo cách trực tiếp : Mùa xuân là mùa công múa.

– Kết bài theo cách không mở rộng : Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xòe uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp.

2) Viết đoạn mở bài cho bài văn tả con vật em vừa làm trong tiết tập làm văn trước theo cách mở bài gián tiếp :

Trả lời:

   Nhân sinh nhật lần thứ 9 của em, mẹ em tặng cho em một chú mèo bằng bông rất đẹp. Em quý món quà này lắm và thầm ao ước giá như mình có một con mèo thật, cũng xinh xắn và duyên dáng như thế. Một hôm, ba em đi công tác về, mang theo một con mèo xinh ơi là xinh ! Em thích lắm và đặt tên cho chú là Mimi.

3) Viết đoạn kết bài cho bài văn tả con vật em vừa làm trong tiết tập làm văn trước theo cách kết bài mở rộng :

Trả lời:

   Từ ngày có Mimi trong nhà, lũ chuột dường như biến mất. Con mèo như một vị chúa tể bước đi đầy quyền uy trong lãnh địa của mình. Cả nhà em ai cũng yêu chú. Mẹ em còn gọi đùa chú là “Con hổ nhỏ”. Dường như chú cũng biết mọi người yêu quý mình nên chú dụi đầu hết vào chân người này lại sang chân người khác. Trông chú đáng yêu và đáng quý.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 997

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống