Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây
- Soạn Tiếng Việt Lớp 4
- Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 1
- Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 2
- Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
- Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 4
- Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
- Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2
Chính tả Tuần 9 trang 58 VBT Tiếng Việt 4 Tập 1
1, Điền vào chỗ trống l hoặc n:
…ăm gian nhà cỏ thấp …e te
Ngõ tối đêm sâu đóm… ập … oè
…ưng giậu phất phơ màu khói nhạt
…àn ao …óng …ánh bóng trăng … oe.
Trả lời:
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
2, Điền vào chỗ trống uôn hoặc uông
– … nước, nhớ ng….
– Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau m…. nhớ cà dầm tương.
– Đố ai lặn X…. vực sâu
Mà đo miệng cá…. câu cho vừa.
– Người thanh tiếng nói cũng thanh
Ch…. kêu khê đánh bên thành cũng kêu.
Trả lời:
– Uống nước, nhớ nguồn
– Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
– Đố ai lặn xuống vực sâu
Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa.
– Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
Luyện từ và câu Tuần 9 trang 58, 59 VBT Tiếng Việt 4 Tập 1
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
1, Viết lại những từ trong bài tập đọc Trung thu độc lập cùng nghĩa với từ ước mơ:
Trả lời:
mơ tưởng, mong ước.
2, Tìm thêm những từ cùng nghĩa với từ ước mơ:
– Bắt đầu bằng tiếng ước: …………………..
– Bắt đầu bằng tiếng mơ: …………………..
Trả lời:
– Bắt đầu bằng tiếng ước: ước muốn, ước mong, ước ao, ước vọng,…
– Bắt đầu bằng tiếng mơ: mơ ước, mơ mộng, mơ tưởng,…
3, Ghép thêm những từ cùng nghĩa vào sau từ ước mơ những từ ngữ thể hiện sự đánh giá, (Từ ngữ để chọn : đẹp đẽ, viển vông, cao cả, lớn, nho nhỏ, kì quặc, dại dột, chính đáng)
– Đánh giá cao: M : ước mơ cao đẹp,………………………………….
– Đánh giá không cao: M : ước mơ bình thường,………………………………….
– Đánh giá thấp: M : ước mơ tầm thường,………………………………….
Trả lời:
– Đánh giá cao: ước mơ cao đẹp, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng,…
– Đánh giá không cao: ước mơ bình thường, ước mơ nho nhỏ,…
– Đánh giá thấp: ước mơ kì quặc, ước mơ viển vông, ước mơ dại dột,…
4, Viết một ví dụ minh họa về một loại ước mơ nói trên.
Trả lời:
+ Ước mơ được đánh giá cao :
– Ước mơ về một tương lai tươi sáng và rạng ngời hạnh phúc.
– Ước mơ về một ngày mai lớn lên chinh phục được vũ trụ.
+ Ước mơ được đánh giá không cao :
– Ước mơ muốn có được chiếc cặp mới.
5, Nối thành ngữ ở bên A với nghĩa thích hợp ở bên B:
A | B |
a) Cầu được ước thấy | 1) Muốn những điều trái lẽ thường. |
b) Ước sao được vậy | 2) Không bằng lòng với công việc hoặc hoàn cảnh của mình mà mơ tưởng công việc khác, hoàn cành khác. |
c) Ước của trái mùa | 3) Gặp được, đạt được đúng điều mình mong muốn. |
d) Đứng núi này trông núi nọ | 4) Giống như “cầu được ước thấy”. |
Trả lời:
a – 3; b – 4; c – 1; d – 2
Tập làm văn Tuần 9 trang 60 VBT Tiếng Việt 4 Tập 1
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
Dựa vào trích đoạn kịch Yết kiêu (sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 91 – 92) ghi lại vắn tắt câu chuyện theo trình tự không gian.
Chú ý : Đọc kĩ thuật các gợi ý về cách chia các đoạn, cách trình bày (chuyển lời đối thoại trong kịch thành lời kể và lời gián tiếp chỉ giữ lại những lời đối thoại quan trọng).
– Đoạn 1 (Giặc Nguyên xâm lược nước ta)
– Đoạn 2 (Yết Kiêu đến Kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.)
– Đoạn 3 (Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhớ con, nhớ câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.)
Trả lời:
– Đoạn 1 (Giặc Nguyên xâm lược nước ta): Năm ấy, giặc Nguyên xâm lấn nước ta. Chúng gây ra bao điều bạo ngược khiến lòng dân vô cùng oán hận. Ở một làng nọ có chàng trai tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá. Chàng căm thù giặc.
– Đoạn 2 (Yết Kiêu đến Kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông): Chàng lên kinh đô yết kiến vua xin vua cho đi dẹp giặc. Nghe Yết Kiêu nói lên tâm nguyện của mình, nhà vua mừng lắm.Nhà vua hỏi chàng cần binh khí gì để ra trận, Yết Kiêu tâu xin cho mình một chiếc dùi sắt. Nhà vua rất ngạc nhiên không hiểu vì sao. Yết Kiêu bèn tâu: “Để dùi thủng thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước”. Nhà vua rất kinh ngạc và khâm phục tài năng của Yết Kiêu. Ngài bèn hỏi có được tài như vậy do ai dạy, Yết Kiêu bèn tâu đó là cha, là ông chàng. Nhà vua lại gặng hỏi ai dạy ông chàng. Yết Kiêu bèn cẩn đáp. Vì căm thù giặc và noi gương ngày xưa mà ông thần tự học lấy”.
– Đoạn 3 (Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhớ con, nhớ câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.): Ở quê nhà, cha Yết Kiêu thương nhớ chàng vô cùng. Ông nhớ lại, từng hình ảnh, từng lời nói của con trai trước lúc đi giữa hai cha con …) xa. Nhớ giọng nói nghẹn ngào của con: Cha ơi ! Nước mất thì nhà tan, … Hôm ấy ông cũng đã cố nén lòng mình để nói cho yên lòng con : “Con cứ đi đi…” Nhớ con một phần, phần còn lại ông lại thầm mong cho con có thể đem tài giúp vua, giúp nước, thắng trận trở về.
Luyện từ và câu Tuần 9 trang 61, 62 VBT Tiếng Việt 4 Tập 1
ĐỘNG TỪ
I – Nhận xét
1: Đọc đoạn văn sau :
Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai …
Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cùng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.
2: Viết lại các từ
a) Chỉ hoạt động
– Của anh chiến sĩ :…………………………………..
– Của thiếu nhi :…………………………………….
b) Chỉ trạng thái của các sự vật
– Của dòng thác :……………………………..
– Của lá cờ :…………………………………..
Trả lời:
a) Chỉ hoạt động
– Của anh chiến sĩ : nhìn, nghĩ
– Của thiếu nhi : thấy
b) Chỉ trạng thái của các sự vật
– Của dòng thác : đổ xuống
– Của lá cờ : bay
II Luyện tập
1: Viết tên các hoạt động em thường làm hằng ngày ở nhà và ở trường. Gạch dưới đây từ trong các cụm từ chỉ những hoạt động ấy :
– Hoạt động ở nhà: M : quét nhà,………………………………………………
– Hoạt động ở trường: M : làm bài, ………………………………………………
Trả lời:
– Hoạt động ở nhà: quét nhà, nấu cơm, vo gạo, lau nhà, rửa chén, đánh răng, rửa mặt, đọc truyện, tập thể dục,..
– Hoạt động ở trường: làm bài, học bài, nghe giảng, đọc sách, chào cờ, trực nhật lớp, lau bảng, tưới cây,…
2: Gạch dưới động từ trong các đoạn văn sau :
a) Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.
Nhà vua : – Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí.
Yết Kiêu : – Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.
Nhà vua : – Để làm gì ?
Yết Kiêu : – Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.
b) Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.
Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quà táo, quà táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa !
Trả lời:
a) Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.
Nhà vua : – Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí.
Yết Kiêu : – Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.
Nhà vua : – Để làm gì ?
Yết Kiêu : – Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.
b) Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.
Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quà táo, quà táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa !
Tập làm văn Tuần 9 trang 63 VBT Tiếng Việt 4 Tập 1
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
Đề bài
Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (hoạ, nhạc, võ thuật…). Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em.
Tưởng tượng và ghi lại cuộc trao đổi đó.
(Học sinh đọc phần gợi ý trong Tiếng Việt 4, tập một, trang 95)
Trả lời:
Em gái: – Chị Hai ơi, sắp tới trường em mở lớp dạy nhạc. Em muốn xin ba mẹ đi học. Chị Hai ủng hộ em nha !
Chị gái: – Trời ơi, học nhạc làm gì em ? Em lo học cho tốt chương trình trên trường đi ! Hay là em muốn làm ca sĩ ? ‘‘Xướng ca vô loài’’, chị không ủng hộ em đâu !
Em gái: – Kìa chị ! Em thích âm nhạc. Học nhạc có nhiều lợi ích. Những khi chị buồn chẳng phải chị cũng tìm đến âm nhạc sao ? Hiểu biết âm nhạc cũng làm tâm hồn ta phong phú hơn mà chị. Với lại em sẽ không bỏ bê công việc học trên trường đâu. Em muốn học nhạc vì lớn lên em muốn thi vào nhạc viện, chị ủng hộ em đi.
Chị gái: – Có thật là em sẽ không bỏ bê việc học không ? Mà em có năng khiếu âm nhạc không mà định học nhạc ?
Em gái: – Có chị ạ ! Hôm trước trong giờ hát nhạc trên trường, cô giáo em khen em và khuyến khích em nhiều lắm.
Chị gái: – Được rồi, vậy thì chị sẽ ‘‘xem xét” lại, nhưng mà em phải hứa là học chương trình trên trường cho tốt đó !
Em gái: – Em xin hứa mà chị !
Chị gái: – Ừ, vậy thì chị sẽ ủng hộ.
Em gái: – Em cảm ơn chị nhiều lắm.