Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây
- Sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 1
- Sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 2
- Soạn Tiếng Việt Lớp 5
- Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 5
- Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1
- Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2
Bài 1: Tìm và viết lại các từ :
Trả lời:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau :
– Giữ lại để dùng về sau : để dành, dành dụm
– Biết rõ, thành thạo : rành rọt, rành rẽ, rành
– Đồ đựng đan bàng tre nứa, đáy phẳng, thành cao : cái giành
b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau :
– Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm : dũng cảm, can đảm
– Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quả : vỏ
– Đồng nghĩa với giữ gìn: bảo vệ
Bài 2: a) Điền r, d hoặc gi vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài thơ sau :
Trả lời:
Dáng hình ngọn gió
Bầu trời rộng thênh thang
Là căn nhà của gió
Chân trời như cửa ngỏ
Thả sức gió đi về
Nghe cây lá rầm rì
Ấy là khi gió hát
Mặt biển sóng lao xao
Là gió đang dạo nhạc
Những ngày hè oi bức
Cứ tưởng gió đi đâu
Gió nép vào vành nón
Quạt dịu trưa ve sầu
Gió còn lượn trên cao
Vượt sông dài biển rộng
Cõng nước làm mưa rào
Cho xanh tươi đồng ruộng
Gió khô ô muối trống
Gió đẩy cánh buồm đi
Gió chẳng bao giờ mệt
Nhưng đố ai biết được
Hình dáng gió thế nào
b) Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm trong mẩu chuyện vui sau :
Bài 3:
Trả lời:
Sợ mèo không biết
Một người bị bệnh hoang tưởng, suốt ngày ngỡ mình là chuột, cuối cùng được ra viện nhưng anh ta cứ đứng tần ngần mãi ở cổng viện mà không đi. Một bác sĩ thấy lạ bèn đến hỏi. Bệnh nhân sợ hãi giải thích :
– Bên cổng có một con mèo.
Bác sĩ bảo :
– Nhưng anh đã biết mình không phải là chuột kia mà.
Anh ta trả lời:
– Tôi biết như vậy hỏi có ăn thua gì. Nhỡ con mèo nó không biết điều ấy thì sao ?
Bài 1: Ghép từ công dân vào trước hoặc sau từng từ dưới đây để tạo thành những cụm từ có ý nghĩa :
Trả lời:
……………………. nghĩa vụ công dân
……………………. quyền công dân
………………… ý thức công dân
…………………… bổn phận công dân
…………………… trách nhiệm công dân
công dân gương mẫu
công dân danh dự
Bài 2: Nối nghĩa ở cột A với cụm từ thích hợp ở cột B :
A | B |
1. Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho người dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi | a. Nghĩa vụ công dân |
2. Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đối với đất nước. | b. Quyền công dân |
3. Điều mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải làm đối với đất nước, đối với người khác | c. Ý thức công dân |
Trả lời:
1 – b | 2 – c | 3 – a |
Bài 3: Dựa vào nội dung câu nói của Bác Hồ “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”, em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.
Trả lời:
Tự ngàn xưa đến nay, dân tộc ta đã có một tâm lòng yêu nước nồng nàn. Từ Bà Trưng, Bà Triệu là phận gái mà dũng cảm ngồi trên bành voi xông pha chiến trận, đến những thiếu niên như Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, hạ quyêt tâm dấy binh dẹp giặc. Biết bao người con gái, con trai ngã xuống để giữ gìn bờ cõi nước nhà. Vì thế, để xứng đáng với truyền thống ông cha, mỗi một người dân Việt Nam phải có ý thức và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Câu nói của Bác Hồ “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” như lời nhắn nhủ Người gửi đến toàn dân tộc.
Đề bài: Khi xây dựng chương trình công tác của liên đội trong năm học, ban chỉ huy liên đội trường em dự kiến tổ chức một số hoạt động sau đây :
1. Hội trại Chúng em tiến bước theo Đoàn (nhân kỉ niệm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26 – 3).
2. Thi nghi thức Đội.
3. Triển lãm về các chủ đề Bảo vệ môi trường, Yêu hoà bình, uống nước nhớ nguồn,…
4. Quyên góp ủng hộ thiếu nhi và nhân dân các vùng bị thiên tai.
5. Gặp gỡ, giao lưu với học sinh các trường kết nghĩa hoặc với các bạn thiếu nhi quốc tế đang sống và học tập ở Việt Nam.
Em hãy lập chương trình (viết vắn tắt) cho một trong các hoạt động nói trên (hoặc cho một hoạt động khác mà trường em dự kiến tổ chức).
Trả lời:
CHƯƠNG TRÌNH HỘI TRẠI
CHÚNG EM TIẾN BƯỚC THEO ĐOÀN
(Nhân kỉ niệm Ngày thành lập Đoàn Thanh nên Cộng sản Hồ Chí Minh 26 – 3)
I. Mục đích :
– Vui chơi, gắn bó thêm với bạn bè, tập thể.
– Thông qua các cuộc thi hoạt động vui chơi ôn lại truyền thống của Đoàn, của Đội.
II. Phân công chuẩn bị : lớp phó học tập, lớp phó lao động, lớp phó kỉ luật, lớp phó văn thể mĩ.
Thành lập ban tổ chức (BTC): Lớp trưởng, 4 lớp phó và 4 tổ trưởng.
– Công tác chuẩn bị :
+ Lều trại (4 lều / 4 tổ), que, dây, dù, bạt, mang vác : tổ 1 và tổ 2 .
+ Thức ăn (bánh mì, thịt nguội, tương ớt, tương đen, rau muống, dưa leo, cà chua, muối, bánh, kẹo, trái cây) nước uống, dao, giấy vệ sinh … tổ 3 + lớp phó học tập.
+ Túi thuốc, bông băng, truyện, báo … tổ 4 + lớp phó kỉ luật.
+ Dụng cụ thể thao (trống, cờ, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, cầu đá …) Lớp phó lao động + đội thể thao.
+ Dụng cụ để diễn văn nghệ (trang phục, đạo cụ …) Lớp phó văn thể mĩ + đội văn nghệ.
III. Chương trình cụ thể:
– 6 giờ (sáng) : Tập trung tại trường. Điểm danh và BTC kiểm tra công tác chuẩn bị.
– 6 giờ 30 phút 8 giờ : Tiến hành cắm trại.
– 8 giờ 9 giờ : Dọn vệ sinh, ăn nhẹ + Chuẩn bị thi thể thao và văn nghệ.
– 9 giờ 11 giờ 30 phút : Dự khai mạc Hội trại của trường. Thi thể thao, văn nghệ.
– 11 giờ 30 phút 1 giờ : Ăn trưa + nghỉ trưa.
– 1 giờ 16 giờ 30 phút : Đón Ban giám khảo chấm lều trại, tiếp tục thi thể thao, văn nghệ.
– 16 giờ 30 phút 17 giờ : Dự tổng kết trại, nhổ trại, kiểm tra sĩ số.
– 17 giờ : Tan trại.
1. Nhận xét:
Đọc hai câu ghép sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.
Trả lời:
a) Vì con khỉ này rất nghịch / nên các anh bảo vệ thường phải cột dây.
b) Thầy phải kinh ngạc / vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.
– Dùng gạch xiên (/) ngăn cách các vế câu trong mỗi câu ghép trên
– Gạch dưới từ hoặc cặp quan hệ từ dùng để nối các vế câu trong mỗi câu.
– Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép trên có gì khác nhau ? Viết câu trả lời vào bảng :
Câu ghép | Cách nối các vế câu | Cách sắp xếp các vế câu |
a | Hai vế câu được nối bằng cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân – kết quả. |
– Vế 1 chỉ nguyên nhân – Vế 2 chỉ kết quả |
b | Hai vế cấu được nối với nhau bằng một quan hệ từ. |
– Vế 1 chỉ kết quả – Vế 2 chỉ nguyên nhân |
2. Luyện tập:
Bài 1:Đọc các câu sau. Tìm vế câu chỉ nguyên nhân, vế câu chỉ kết quả và quan hệ từ (QHT), cặp QHT nối các vế trong mỗi câu. Điền nội dung vào bảng ở dưới:
Trả lời:
a) (1)Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.
b) (2)Vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học.
c) (3)Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. (4)Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm.
Câu ghép | Vế nguyên nhân | Vế kết quả | QHT, cặp QHT |
1 | Bác mẹ tôi nghèo (vế 1) | Tôi phải băm bèo, thái khoai (vế 2) | Bởi chưng – cho nên |
2 | Nhà nghèo quá (vế 1) | Chú phải bỏ học (vế 2) | Vì |
3 | Ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được (vế 2) | Lúa gạo quý (vế 1) | Vì |
4 | Nó đắt và hiếm (vế 2) | Vàng cũng quý (vế 1) | Vì |
Bài 2: Từ một câu ghép đã dẫn ở bài tập 1, em hãy tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu (có thể thêm hoặc bớt từ nếu thấy cần thiết) :
Trả lời:
Câu ghép | Câu ghép mới |
1 | M: Tôi phải băm bèo, thái khoai vì gia đình tôi nghèo. |
2 |
->Chú phải bỏ học vì nhà quá nghèo. Vì nhà nghèo quá nên chú phải nghỉ học. |
3 | Vì người ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra lúa gạo nên lúa gạo rất quý. |
4 | Vì vàng đắt và hiếm nên nó rất quý. |
Bài 3: Điền quan hệ từ tại, nhờ vào chỗ trống sao cho thích hợp :
Trả lời:
a) Nhờ thời tiết thuận nên lúa tốt.
b) Tại thời tiết không thuận nên lúa xấu.
Giải thích vì sao em chọn những quan hệ từ ấy : “Nhờ và tại” hợp với “nên” đều thể hiện quan hệ nhân quả. “Tại” gắn với nguyên nhân dẫn đến kết quả xấu, còn “nhờ” lại gắn với nguyên nhân làm nên kết quả tốt. Trường hợp câu “a” là kết quả tốt nên dùng “nhờ”.
Bài 4: Viết thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả :
Trả lời:
a) Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bạn ấy bị điểm kém.
b) Do nó chủ quan nên bài kiểm tra của nó điểm không cao.
c) Nhờ có sự cố gắng nhiều nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
Học sinh tự làm