Xem toàn bộ tài liệu Lớp 2 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
Với giải bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 6 – Bài 38 Thừa số, tích bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, chi tiết được các Giáo viên biên soạn bám sát chương trình vở bài tập Toán lớp 2 sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong vở bài tập môn Toán lớp 2.
Bài 38 Tiết 1 trang 6 – 7 Tập 2
Bài 1: Trang 6 Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2
Số?
Phép nhân |
3 × 5 = 15 |
2 × 5 = 10 |
4 × 2 = 8 |
6 × 3 = 18 |
Thừa số |
3 |
|||
Thừa số |
5 |
|||
Tích |
15 |
Trả lời:
Phép nhân |
3 × 5 = 15 |
2 × 5 = 10 |
4 × 2 = 8 |
6 × 3 = 18 |
Thừa số |
3 |
2 |
4 |
6 |
Thừa số |
5 |
5 |
2 |
3 |
Tích |
15 |
10 |
8 |
18 |
Bài 2: Trang 6 Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2
a) Nối (theo mẫu):
b) Số?
Phép nhân |
(A) |
(B) |
(C) |
(D) |
Thừa số |
5 |
|||
Thừa số |
3 |
|||
Tích |
15 |
Trả lời:
a)
Có 3 cái ca, mỗi ca chứa 2 l, tức là 2 l được lấy 3 lần, nên ta có phép nhân
2 × 3 = 6 (l)
Có 3 can, mỗi can chứa 5 l, tức là 5 l được lấy 3 lần, nên ta có phép nhân 5 × 3 = 15 (l)
Có 4 can, mỗi can chứa 3 l, tức là 3 l được lấy 4 lần, nên ta có phép nhân 3 × 4 = 12 (l)
Có 5 chai, mỗi chai 2 l, tức là 2 l được lấy 5 lần, nên ta có phép nhân 2 × 5 = 10 (l)
b) Số?
Em thấy các thành phần của phép nhân gọi là thừa số, kết quả của phép nhân là tích.
+ Với phép nhân (A): Thừa số thứ nhất là 5, thừa số thứ hai là 3, tích bằng 15, nên ta có thể viết lại thành 5 × 3 = 15
+ Với phép nhân (B): Thừa số thứ nhất là 2, thừa số thứ hai là 5, tích bằng 10, nên ta có thể viết lại thành 2 × 5 = 10
+ Với phép nhân (C): Thừa số thứ nhất là 2, thừa số thứ hai là 3, tích bằng 6, nên ta có thể viết lại thành 2 × 3 = 6
+ Với phép nhân (D): Thừa số thứ nhất là 3, thừa số thứ hai là 4, tích bằng 12, nên ta có thể viết lại thành 3 × 4 = 12
Phép nhân |
(A) |
(B) |
(C) |
(D) |
Thừa số |
5 |
2 |
2 |
3 |
Thừa số |
3 |
5 |
3 |
4 |
Tích |
15 |
10 |
6 |
12 |
Bài 3: Trang 7 Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2
Số?
Từ các thừa số 5, 4, 3, 2 và các tích 8, 15, em hãy lập phép nhân thích hợp.
Trả lời:
Em thấy: 3 × 5 = 15, 5 × 3 = 15; 4 × 2 = 8, 2 × 4 = 8 nên em có thể điền vào các ô trống như sau:
Bài 38 Tiết 2 trang 7 – 8 Tập 2
Bài 1: Trang 7 Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2
Viết tích thành tổng của các số hạng bằng nhau rồi tính (theo mẫu).
a) 3 × 4 = ……………………………………………… = ……… Vậy 3 × 4 = ………
b) 4 × 3 = ……………………………………………… = ……… Vậy 4 × 3 = ………
c) 2 × 7 = ……………………………………………… = ……… Vậy 2 × 7 = ………
Trả lời:
Phép nhân 3 × 4 có nghĩa là 3 được lấy 4 lần nên ta viết lại thành phép cộng: 3 + 3 + 3 + 3 và bằng 12.
Phép nhân 4 × 3 có nghĩa là 4 được lấy 3 lần nên ta viết lại thành phép cộng: 4 + 4 + 4 và bằng 12.
Phép nhân 2 × 7 có nghĩa là 2 được lấy 7 lần nên ta viết lại thành phép cộng: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 và bằng 14.
a) 3 × 4 = 3 + 3 + 3 + 3 = 12. Vậy 3 × 4 = 12.
b) 4 × 3 = 4 + 4 + 4 = 12. Vậy 4 × 3 = 12.
c) 2 × 7 = 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 14. Vậy 2 × 7 = 14.
Bài 2: Trang 7 Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2
Tô màu đỏ vào các thừa số, màu xanh vào tích tương ứng trong mỗi phép nhân sau:
Trả lời:
Bài 3: Trang 8 Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2
Số ?
a) 3 hàng có tất cả bao nhiêu ô tô?
b) 4 cột có tất cả bao nhiêu ô tô?
Trả lời:
a) 3 hàng có tất cả bao nhiêu ô tô?
Hướng dẫn
Có 3 hàng, mỗi hàng có 4 ô tô
4 ô tô được lấy 3 lần nên em có phép nhân: 4 × 3 = 12 (ô tô)
b) 4 cột có tất cả bao nhiêu ô tô?
Hướng dẫn: Có 4 cột, mỗi cột có 3 ô tô
3 ô tô được lấy 4 lần nên em có phép nhân: 3 × 4 = 12 (ô tô)
Bài 4: Trang 8 Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2
Trả lời:
a) 2 × 5 = 10, 5 × 2 = 10 nên 2 × 5 = 5 × 2 (= 10)
b) 5 × 2 = 10, 5 × 3 = 15 nên 5 × 2 < 5 × 3 (10 < 15)
c) 2 × 5 = 10, 2 × 4 = 8 nên 2 × 5 > 2 × 4 (10 > 8)
Vậy em điền được như sau:
Bài 5: Trang 8 Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2
Mỗi xe đạp có 2 bánh xe. Hỏi 5 xe đạp như vậy có bao nhiêu bánh xe?
Trả lời:
Có 5 xe đạp, mỗi xe có 2 bánh, tức là 2 bánh được lấy 5 lần, nên ta có phép nhân 2 × 5 và kết quả bằng 10.
Bài giải
5 xe đạp như vậy có số bánh xe là:
2 × 5 = 10 (bánh)
Đáp số: 10 bánh xe.