Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3: tại đây
- Giải Tự Nhiên Và Xã Hội Lớp 3
- Sách Giáo Khoa Tự Nhiên Và Xã Hội Lớp 3
- Sách Giáo Viên Tự Nhiên Và Xã Hội Lớp 3
- Vở Bài Tập Tự Nhiên Và Xã Hội Lớp 3
Câu 1 (trang 32 Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3): Viết chữ Đ vào (. . .) trước câu trả lời đúng, chữ S vào (. . .) trước câu trả lời sai.
Trả lời:
*Để phòng cháy khi đun nấu, chúng ta phải làm gì?
( Đ ) Tắt bếp khi sử dụng xong
( S ) Không trông coi khi đun nấu
( S ) Để những thứ dể cháy ở gần bếp
Câu 2 (trang 32 Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3): Quan sát kĩ trong nhà, trong bếp của gia đình bạn và liệt kê những thứ dễ cháy rồi viết vào chỗ … trong bảng
Trả lời:
Những thứ dễ cháy | Hiện chúng được để ở đâu? | Ghi chú (đề nghị cách cất giữ an toàn hơn nếu cần) |
Can dầu hỏa (hoặc xăng)
Giấy báo Bình gas |
Trong góc nhà kho.
Nhà kho Góc bếp |
Câu 3 (trang 32 Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3): Hãy nêu nguyên nhân của những vụ cháy mà bạn đã chứng kiến hoặc biết qua xem ti vi, đọc báo:
Trả lời:
– Vứt thuốc lá khi chưa dập tắt.
– Cháy nổ ô tô, xe máy ở chung cư gây hỏa hoạn.
– Nổ bình gas
– Không có hệ thống báo cháy.
Câu 1 (trang 33 Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3): a) Quan sát các hình trang 46, 47 trong sách giáo khoa và viết vào chỗ … trong bảng.
Trả lời:
Hình | Học sinh đang làm gì | Hoạt động diễn ra trong giờ học nào |
1 | Quan sát cây Hoa | Tự nhiên và Xã hội |
2 | Kể chuyện theo tranh | Tập đọc |
3 | Thảo luận | Đạo đức |
4 | Trưng bày sản phẩm | Thủ công |
5 | Thực hành cá nhân | Toán |
6 | Thực hành | Tập thể dục |
b) Trong các giờ học, em đã tham gia các hoạt động:
– Chép chính tả trong giờ Luyện viết.
– Làm bài tập trong giờ Toán
– Vẽ trong giờ Mĩ thuật.
Câu 2 (trang 34 Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3): Điền tên các môn học bạn được học ở trường vào những quả bóng.
Trả lời:
Câu 3 (trang 34 Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3): Bạn thích nhất môn học nào? Tại sao?
Trả lời:
– Em thích nhất là môn Toán bởi vì đó là môn học rèn luyện cho chúng ta khả năng tư duy hơn. Trên hết em học giỏi nhất môn Toán nên em thích nó hơn tất cả các môn khác.
Câu 1 (trang 35 Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3): Quan sát các hình trang 48, 49 trong sách giáo khoa và viết vào chỗ … trong bảng sau:
Trả lời:
Hình | Học sinh đang làm gì | Hoạt động có lợi ích gì? |
1 | Đồng diễn thể dục | Giúp cơ thể khỏe mạnh |
2 | Vui chơi đêm trung thu | Giúp tinh thần vui vẻ |
3 | Biểu diễn văn nghệ | Giúp tinh thần thoải mái |
4 | Thăm viện bảo tàng | Tăng kiến thức lịch sử |
5 | Thăm gia đình liệt sĩ | Thể hiện lòng biết ơn |
6 | Chăm sóc đài tưởng niệm, liệt sĩ | Thể hiện lòng biết ơn |
Câu 2 (trang 35 Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3): a) Ngoài hoạt động học tập, bạn đã tham gia những hoạt động nào do nhà trường tổ chức
Trả lời:
Ngoài hoạt động học tập, em còn tham gia các hoạt động:
– Vệ sinh nhà trường.
– Thăm và tặng quà viện dưỡng lão.
– Hoạt động văn nghệ mỗi khi có ngày lễ.
b) Trong các hoạt động trên, bạn thích hoạt động nào nhất? Vì sao?
Trả lời:
Em thích nhất hoạt động vui thăm và tặng quà viện dưỡng lão. Bởi vì em có thể góp một phần sức giúp các cụ già neo đơn có thêm chút niềm vui trong cuộc sống.
Câu 1 (trang 36 Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3): Quan sát hình vẽ trang 50, 51 trong sách giáo khoa và viết vào chỗ … trong bảng sau
Trả lời:
Trò chơi an toàn | Tác dụng |
Đá cầu | Tinh thần thư giãn, cơ thể khỏe mạnh |
Nhảy dây | Tinh thần thư giãn, cơ thể khỏe mạnh |
Đọc sách | Thư giãn, thoải mái |
Trò chơi dễ gây nguy hiểm | Hậu quả có thể xảy ra |
Đá bóng | Đá vào người xung quanh |
Đuổi bắt | Va chạm vào mọi người xung quanh |
Câu 2 (trang 37 Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3): Khi ở trường, chúng ta chơi và không nên chơi những trò chơi?
Trả lời:
a) Nên chơi
– Những trò chơi có tính chất nhẹ nhàng thoải mái do sân trường là sân chơi chung của tất cả mọi người. Hơn nữa giờ ra chơi có hạn nên chúng ta không thể thoải mái nhất có thể: đá cầu, đọc sách, nhảy dây, …
b) Không nên chơi:
– Những trò chơi có tính hoạt động mạnh, dễ va chạm và ảnh hưởng đến mọi người xung quanh: đuổi bắt, đá bóng, …
Câu 3 (trang 37 Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3): Đánh dấu X vào (. . .) trước câu trả lời phù hợp với ý kiến của bạn.
* Bạn sẽ làm gì khi thấy bạn khác chơi những trò chơi nguy hiểm?
Trả lời:
(. . .) Không làm gì
(. . .) Cùng tham gia chơi trò chơi đó
( X ) Báo cho thầy, cô giáo hoặc người lớn biết
( X ) Khuyên bạn không nên chơi trò chơi đó