Chương 1: Cơ học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải Vở Bài Tập Vật Lí 6 – Bài 10: Lực kế – Phép đo lực – Trọng lượng và khối lượng giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

A. Học theo SGK

I – TÌM HIỂU LỰC KẾ

Câu C1 trang 38 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

Lực kế có một chiếc lò xo một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia có gắn một cái móc và một cái kim chỉ thị. Kim chỉ thị chạy trên mặt một bảng chia độ.

Câu C2 trang 38 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

Học sinh dựa vào lực kế nhóm em có mà trả lời về GHĐ và ĐCNN. Ví dụ:

ĐCNN của lực kế ở nhóm em là: 0,5 (N).

GHĐ của lực kế ở nhóm em là: 20 (N).

II – ĐO MỘT LỰC BẰNG LỰC KẾ

1. Cách đo lực.

Câu C3 trang 38 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

Thoạt tiên phải điều chỉnh số 0, nghĩa là điều chỉnh sao cho khi chưa đo lực, kim chỉ thị nằm đúng vạch 0. Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo của lực kế. Phải cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.

2. Thực hành đo lực.

Câu C4 trang 38 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

Trọng lượng của một cuốn sách giáo khoa vật lí 6 mà em đo được là 14,5 (N). Số liệu mà các bạn khác trong nhóm đo được nằm trong phạm vi từ 13,5 (N) đến 15,0 (N).

Câu C5 trang 38 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

Khi đo, phải cầm lực kế ở tư thế thẳng đứng. Đó là vì trọng lượng, tức là lực cần đo, có phương thẳng đứng.

III – CÔNG THỨC LIÊN HỆ GIỮA TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG

Câu C6 trang 38 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

a. Một quả cân có khối lượng 100g thì có trọng lượng 1N.

b. Một quả cân có khối lượng 200g thì có trọng lượng 2N.

c. Một túi đường có khối lượng 1kg thì có trọng lượng 10N.

IV – VẬN DỤNG

Câu C7 trang 39 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

Thực chất “cân bỏ túi” là một lực kế lò xo. Trên các cân bỏ túi người ta không chia độ theo Niuton mà lại chia độ theo kilôgam giữa khối lượng và trọng lượng của cùng một vật có hệ thức P = 10.m.

Câu C9 trang 39 VBT Vật Lí 6:

Lời giải:

Khối lượng của xe tải là: 3,2 t = 3200 kg.

Trọng lượng của xe tải là: P =10.m = 10.3200 = 32000 N.

Ghi nhớ:

– Lực kế dùng để đo các loại lực.

– Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật:

P = 10.m, trong đó: P là trọng lượng (N), m là khối lượng (kg).

B. Giải bài tập

1. Bài tập trong SBT

Bài 10.1 trang 39 VBT Vật Lí 6: Trong các câu sau đây, câu nào đúng?

A. Lực kế là dụng cụ dùng để đo khối lượng.

B. Cân Rôbécvan là dụng cụ dùng để đo trọng lượng.

C. Lực kế là dụng cụ dùng để đo cả trọng lượng lẫn khối lượng.

D. Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực, còn cân Rôbécvan là dụng cụ để đo khối lượng.

Lời giải:

Chọn D.

Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực còn cân Rôbécvan là dụng cụ để đo khối lượng.

Bài 10.2 trang 39 VBT Vật Lí 6: Tìm những con số thích hợp để điển vào chỗ trống.

Lời giải:

a. Một ô tô tải có khối kượng 28 tấn sẽ nặng 280000 niutơn.

b. 20 thếp giấy nặng 18,4 N. Mỗi thếp giấy có khối lượng 92 gam.

c. Một hòn gạch có khối lượng 1600 g. Một đống gạch có 10000 viên sẽ nặng 160000 N.

Bài 10.3 trang 40 VBT Vật Lí 6: Đánh dấu X vào những ý đúng trong các câu sau:

Lời giải:

Khi cân túi đường bằng một cân đồng hồ thì:

a)

Cân chỉ trọng lượng của túi đường
Cân chỉ khối lượng của túi đường X

b)

Trọng lượng của túi đường làm quay kim của cân X
Khối lượng của túi đường làm quay kim của cân

B. Giải bài tập

2. Bài tập tương tự

Bài 10a trang 40 Vở bài tập Vật Lí 6: Hãy chỉ ra hai câu sai trong các câu dưới đây và chữa lại cho đúng:

a) Muốn đo độ dài của cạnh bàn thì phải dùng thước.

b) Muốn đo khối lượng của một túi kẹo thì phải dùng lực kế.

c) Muốn đo thể tích của các hòn sỏi thì phải dùng bình chia độ.

d) Muốn đo trọng lượng cua một con cá thì phải dùng cân Rô-béc-van.

Lời giải:

Em chọn các câu: câu bcâu d.

Ở câu b phải thay từ khối lượng bằng từ trọng lượng.

Ở câu d phải thay từ trọng lượng bằng từ khối lượng.

B. Giải bài tập

2. Bài tập tương tự

Bài 10b trang 40 Vở bài tập Vật Lí 6: Điền vào chỗ trống các số thích hợp:

Lời giải:

a) Một con gà có khối lượng 1,2 kg sẽ nặng 12 niutơn.

b) Một tá (12 chiếc) bát ăn cơm nặng 24 N.

Một chục (10 chiếc) bát ăn cơm sẽ có khối lượng 2kg.

c) Một lít cát khô có khối lượng 2,4 kg. Một đống cát 5 m3 sẽ nặng 120000 N.

B. Giải bài tập

2. Bài tập tương tự

Bài 10c trang 40 Vở bài tập Vật Lí 6: Chọn phương án tốt nhất để thử một lực kế:

a) Lần lượt móc những quả nặng khác nhau vào lực kế cần thử, rồi móc vào một lực kế khác xem hai lực kế có luôn luôn chỉ như nhau nhau hay không.

b) Lần lượt móc vào lực kế các quả cân 100g, 200g, 300g…..xem lực kế có chỉ 1N, 2N, 3N, ……. hay không.

Lời giải:

Em chọn phương án b vì các quả cân 100g, 200g, 300g… đã được định chuẩn trước nên sẽ cho kết quả thử tốt nhất.


Báo cáo thực hành


XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA SỎI

Họ và tên:……………………………… Lớp:………………

1. Mục tiêu của bài

Nắm được cách xác định khối lượng riêng của các vật rắn không thấm nước.

2. Tóm tắt lý thuyết

a) Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một mét khối một chất.

b) Đơn vị của khối lượng riêng là kg/m3.

3. Tóm tắt cách làm

Để đo được khối lượng riêng của sỏi, em phải thực hiện những công việc sau:

a) Đo khối lượng của sỏi bằng: Cân đòn hoặc cân Rô-béc-van.

b) Đo thể tích của sỏi bằng: Bình chia độ có GHĐ 100cm3 và ĐCNN 1cm3.

c) Tính khối lượng riêng của sỏi theo công thức:

4. Bảng kết quả đo khối lượng riêng của sỏi

Giá trị trung bình của khối lượng riêng của sỏi là:

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1015

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống