Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Giải Vật Lí Lớp 6
- Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 6
- Đề Kiểm Tra Vật Lí Lớp 6
- Sách Giáo Khoa Vật Lý 6
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 6
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 6
Giải Vở Bài Tập Vật Lí 6 – Bài 5: Khối lượng – Đo khối lượng giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:
A. Học theo SGK
I – KHỐI LƯỢNG – ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG
1. Khối lượng
Câu C1 trang 19 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
Số 397 g trên vỏ hộp sữa có đường chỉ lượng sữa chứa trong hộp.
Câu C2 trang 19 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
Số 500g trên vỏ túi bột giặt OMO chỉ lượng bột giặt trong túi.
Câu C3 trang 19 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
397 g là khối lượng của bột giặt chứa trong túi.
Câu C4 trang 19 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
500 g là khối lượng của sữa chứa trong hộp.
Câu C5 trang 19 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
Mọi vật đều có khối lượng.
Câu C6 trang 19 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.
II – ĐO KHỐI LƯỢNG
1. Tìm hiểu cân Rô-béc-van
Câu C8 trang 19 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
GHĐ và ĐCNN của cân Rô-bec-van trong lớp em là: 5kg và 10g.
2. Cách dùng cân Rô-béc-van để cân một vật.
Câu C9 trang 19 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
Thoạt tiên, phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc điều chỉnh số 0. Đặt vật đem cân lên một đĩa cân. Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ. Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân sẽ bằng khối lượng của vật đem cân.
Câu C10 trang 20 VBT Vật Lí 6: Thực hiện phép cân một vật nào đó bằng cân Rô-bec-van:
Lời giải:
Tự học sinh làm thí nghiệm.
Ví dụ cân một quả táo, ta sử dụng cân theo trình tự sau:
+ Đầu tiên, phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa.
+ Đặt 1 quả táo đem cân lên một đĩa cân.
+ Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ.
+ Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân sẽ bằng khối lượng của quả táo cần cân.
Khối lượng của vật đem cân là: tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa.
III – VẬN DỤNG
Câu C12 trang 20 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
GHĐ và ĐCNN của cân mà em thường dùng là: 5kg và 10g.
Khối lượng của một ống bơ gạo có ngọn là: 1kg.
Học sinh tự làm thí nghiệm kiểm tra.
Câu C13 trang 20 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
Số 5T trên biển báo giao thông trước một chiếc cầu có ý nghĩa là: Biển báo này có nghĩa là những xe có khối lượng (xe + hàng hóa) từ 5 tấn trở xuống mới được phép qua cầu.
Ghi nhớ:
– Mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng sữa trong hộp, khối lượng bột giặt trong túi, vv… chỉ lượng sữa trong hộp, lượng bột giặt trong túi, v.v…. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó.
– Đơn vị đo khối lượng thường dùng là kilôgam (kg).
– Để đo khối lượng người ta dùng cân. Các loại cân: cân đòn, cân đồng hồ, cân tạ, …
B. Giải bài tập
1. Bài tập trong SBT
Bài 5.1 trang 20 VBT Vật Lí 6: Trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. Số đó chỉ:
A. Sức nặng của hộp mứt.
B. Thể tích của hộp mứt.
C. Khối lượng của hộp mứt.
D. Sức nặng và khối lượng của hộp mứt.
Hãy chọn câu trả lời đúng.
Lời giải:
Chọn C.
Trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. Số đó chỉ khối lượng của hộp mứt.
Bài 5.3 trang 21 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
a) Biển báo C cho biết chiều cao tối đa (đo theo đơn vị mét) từ mặt đường trở lên của các phương tiện giao thông để khỏi đụng phải gầm cầu khi chui qua gầm cầu.
b) Biển báo B cho biết vận tốc tối đa được phép (tính theo kilômét/giờ) của các xe cộ khi đi trên đoạn đường trước mặt.
c) Biển báo A cho biết khối lượng (đo theo đơn vị tấn) tối đa được phép của cả xe tải và hàng hóa khi đi qua một chiếc cầu.
d) Biển báo B thường cắm trên các đoạn đường phải hạn chế tốc độ.
e) Biển báo A cắm ở đầu cầu.
f) Biển báo C gắn ở chỗ đường bộ chui qua gầm đường sắt hay ở trước hầm xuyên núi.
Bài 5.4 trang 21 VBT Vật Lí 6: Cách cân chính xác khối lượng của một vật bằng một cái cân đồng hồ đã cũ và không còn chính xác và một quả cân:
Lời giải:
Đặt vật lên đĩa cân xem cân chỉ bao nhiêu. Sau đó thay vật cần cân bằng một số quả cân thích hợp sao cho kim cân chỉ đúng như cũ. Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân bằng khối lượng của vật cần cân.
B. Giải bài tập
2. Bài tập tương tự
Bài 5a trang 21 Vở bài tập Vật Lí 6: Trên một gói kẹo cốm có ghi 200g. Số đó chỉ cái gì?
A. Số lượng cái kẹo trong gói.
B. Khối lượng của gói kẹo.
C. Sức nặng của gói kẹo.
D. Lượng đường dùng làm kẹo trong gói.
Lời giải:
Chọn B.
Số liệu đó chỉ khối lượng của gói kẹo.
B. Giải bài tập
2. Bài tập tương tự
Bài 5b trang 22 Vở bài tập Vật Lí 6: Hãy sắp xếp các câu dưới đây theo thứ tự cần thực hiện khi cân một vật bằng cân Rô-béc-van.
– Đặt vật đem cân lên một đĩa cân.
– Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân sẽ bằng khối lượng của vật đem cân.
– Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ.
– Điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa.
Lời giải:
– Điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa.
– Đặt vật đem cân lên một đĩa cân.
– Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ.
– Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân sẽ bằng khối lượng của vật đem cân.
B. Giải bài tập
2. Bài tập tương tự
Bài 5c trang 22 Vở bài tập Vật Lí 6: Hãy nêu tên 5 loại cân mà em biết. Chúng thường dùng để cân gì, ở đâu?
Lời giải:
+ Cân y tế: dùng để cân cân nặng của con người.
+ Cân đòn: dùng để đo khối lượng của vật.
+ Cân đồng hồ: dùng để đo khối lượng của vật.
+ Cân Rô-béc-van: dùng để đo khối lượng của vật.
+ Cân chỉ: Đo khối lượng thuốc men.