Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Giải Vật Lí Lớp 6
- Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 6
- Đề Kiểm Tra Vật Lí Lớp 6
- Sách Giáo Khoa Vật Lý 6
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 6
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 6
Giải Vở Bài Tập Vật Lí 6 – Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:
A. Học theo SGK
I – NHỮNG HIỆN TƯỢNG CẦN CHÚ Ý KHI CÓ LỰC TÁC DỤNG
Câu C1 trang 27 VBT Vật Lí 6: Bốn ví dụ cụ thể để minh họa những sự biến đổi chuyển động.
Lời giải:
1) Dùng tay bắn viên bi chuyển động.
2) Một người kéo chiếc bàn chuyển động.
3) Dùng tay bắt quả bóng đang chuyển động.
4) Quả bóng đang chuyển động va vào tường sẽ chuyển động chậm lại.
Câu C2 trang 27 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
Muốn biết trong hai người, ai đang giương cung, ai chưa giương cung, ta căn cứ vào sự biến dạng của dây cung và cánh cung.
Do đó: Người thứ nhất đang giương cung, người thứ hai chưa giương cung dựa vào nhận xét: dây cung của người thứ nhất đã bị biến dạng so với lúc ban đầu của cung.
II – NHỮNG KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC
Câu C3 trang 27 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
Trong thí nghiệm ở bài 6 (H.6.1), đang giữ xe, ta đột nhiên buông tay không giữ xe nữa thì lò xo lá tròn sẽ tác dụng lực đàn hồi đẩy xe chuyển động nhanh ra xa.
Câu C4 trang 27 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
Trong thí nghiệm ở hình 7.1, lực mà tay ta tác dụng lên xe thông qua sợi dây đã làm cho xe đang chuyển động thì dừng lại.
Câu C5 trang 27 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
Trong thí nghiệm ở hình 7.2, lực mà lo xo tác dụng lên hòn bi khi va chạm đã làm cho hòn bi chuyển động theo hướng khác.
Câu C6 trang 27 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
Lực mà tay ta tác dụng lên lò xo đã làm lò xo biến dạng.
2. Rút ra kết luận.
Câu C7 trang 28 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
a) Lực đẩy mà lò xo lá tròn dụng lên xe lăn đã làm biến đổi chuyển động của xe.
b) Lực mà tay ta (không qua sợi dây) tác dụng lên xe lăn khi đang chạy đã làm biến đổi chuyển động của xe.
c) Lực mà lò xo lá tròn tác dụng lên hòn bi khi va chạm đã làm biến đổi chuyển động của hòn bi.
d) Lực mà tay ta ép vào lò xo đã làm biến dạng lò xo.
Câu C8 trang 28 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm biến đổi chuyển động của vật B hoặc làm biến dạng vật B. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.
III – VẬN DỤNG
Câu C9 trang 28 VBT Vật Lí 6: Ba thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật.
Lời giải:
– Gió thổi làm cho quỹ đạo chuyển động của các giọt mưa cong đi.
– Đóng đinh vào tường, búa tác dụng vào đinh làm đinh đang đứng yên chuyển động ngập sâu vào tường.
– Khi chơi bắn bi, viên bi đang nằm yên trên mặt đất chịu tác dụng lực của tay và chuyển động.
Câu C10 trang 28 VBT Vật Lí 6: Ba ví dụ về lực tác dụng lên vật làm vật biến dạng.
Lời giải:
+ Lấy tay bóp móp quả bóng làm nó bị biến dạng.
+ Vò nhàu một tờ giấy khiến tờ giấy không giữ được hình dạng phẳng như trước.
+ Gió tác dụng lực làm cho cành cây gãy.
Câu C11 trang 28 VBT Vật Lí 6:
Lời giải:
Nêu một ví dụ về lực tác dụng lên một vật có thể gây ra đồng thời hai kết quả nói trên: Cầu thủ dùng chân đá vào quả bóng, quả bóng vừa bị móp vừa bị chuyển động.
Ghi nhớ:
Lực tác dụng lên một vật có thể làm biết đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.
B. Giải bài tập
1. Bài tập trong SBT
Bài 7.1 trang 29 VBT Vật Lí 6: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?
A. Chỉ làm biến đổi chuyến động của quả bóng.
B. Chỉ làm biến dạng quả bóng.
C. Không làm biên dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
Lời giải:
Chọn D.
Lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả là vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
Bài 7.3 trang 29 VBT Vật Lí 6: Chuyển động của các vật nào dưới đây đã bị biến đổi? Không bị biến đổi?(Đánh dấu X vào các ô mà em chọn).
Lời giải:
Bị biến đổi |
Không bị biến đổi |
|
a) Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng bị hãm phanh, xe dừng lại. | X | |
b) Một chiếc xe máy đang chạy, bỗng được tăng ga, xe chạy nhanh lên. | X | |
c) Một con châu chấu đang đậu trên một chiếc lá lúa, bỗng đập càng nhảy và bay đi. | X | |
d) Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc 500km/h | X | |
e) Một cái thùng đặt trên một toa tàu đang chạy chậm dần, rồi dừng lại. | X |
Bài 7.4 trang 29-30 VBT Vật Lí 6: Hãy nêu một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó và một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến dạng vật đó.
Lời giải:
+ Một người đẩy một chiếc xe, xe sẽ thay đổi chuyển động từ đứng yên thành chuyển động nhanh dần.
+ Dùng tay bóp mạnh một lò xo, lò xo bị biến dạng.
B. Giải bài tập
2. Bài tập tương tự
Bài 7a trang 30 Vở bài tập Vật Lí 6: Người ta dùng búa để đóng một cái cọc tre xuống đất. Lực mà búa tác dụng lên cọc tre sẽ gây ra những kết quả gì?
A. Chỉ làm biến đổi chuyển động cọc tre búa bị biến dạng một chút.
B. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của cọc tre.
C. Chỉ làm biến dạng cọc tre.
D. Vừa làm biến dạng cọc tre vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
Lời giải:
Chọn D.
Lực mà búa tác dụng vào cọc tre sẽ làm cho cọc tre bị biến dạng và cũng làm biến đổi chuyển động của nó (lún sâu vào trong đất).
B. Giải bài tập
2. Bài tập tương tự
Bài 7b trang 30 Vở bài tập Vật Lí 6: Chuyển động của các vật nào dưới đây đã bị biến đổi? Chuyển động của các vật nào không bị biến đổi? (Đánh dấu X vào các ô mà em chọn).
Lời giải:
Bị biến đổi |
Không bị biến đổi |
|
a) Một quả bóng tennít được thả rơi xuống nền nhà, nó bị nảy lên. | X | |
b) Một hòn bi đang đứng yên, bị một hòn bi khác bắn vào nó, nó lăn đi. | X | |
c) Một bó lúa đặt trên chiếc xe bò kéo, con bò đi chậm dần rồi dừng lại. | X | |
d) Kim đồng hồ đang chạy. | X |
B. Giải bài tập
2. Bài tập tương tự
Bài 7c trang 30 Vở bài tập Vật Lí 6: Một quả bóng tennít thả rơi xuống nền nhà, nó bị nảy lên, còn nền nhà thì dường như không có gì biến đổi. Phải chăng nền nhà tác dụng lên quả bóng, còn quả bóng thì không tác dụng lên nền nhà ?
Lời giải:
Quả bóng tennít thả rơi xuống nền nhà thì lúc va chạm nó bị nền nhà tác dụng một lực (phản lực) hướng lên, làm quả bóng chuyển động đi lên.
Đồng thời quả bóng cũng tác dụng lên nền nhà một lực ép xuống khi va chạm, nhưng do nền nhà quá lớn và lực ép của quả bóng lên nền nhà nhỏ nên nền nhà bị biến dạng và thay đổi chuyển động rất nhỏ mà mắt thường ta không nhận biết được.