- Giải Vật Lí Lớp 7
- Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7
- Đề Kiểm Tra Vật Lí Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Vật Lý 7
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 7
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7
Giải Vở Bài Tập Vật Lí 7 – Bài 12: Độ to của âm giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:
I- ÂM TO, ÂM NHỎ – BIÊN ĐỘ DAO ĐỘNG
Thí nghiệm 1
Câu C1 trang 36 VBT Vật Lí 7: Quan sát dao động của đầu thước, lắng nghe âm phát ra rồi điền vào bảng 1:
Bảng 1
CÁCH LÀM THƯỚC DAO ĐỘNG ĐẦU THƯỚC | DAO ĐỘNG MẠNH HAY YẾU? | ÂM PHÁT RA TO HAY NHỎ? |
a) Nâng đầu thước lệch nhiều. | Mạnh | To |
b) Nâng đầu thước lệch ít. | Yếu | Nhỏ |
Câu C2 trang 36 VBT Vật Lí 7: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều, biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to.
Hoặc:
Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng ít, biên độ dao động càng nhỏ, âm phát ra càng nhỏ.
Thí nghiệm 2
Câu C3 trang 36 VBT Vật Lí 7: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Quả cầu bấc lệch càng nhiều, chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng lớn, tiếng trống càng to.
Hoặc:
Quả cầu bấc lệch càng ít, chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng nhỏ, tiếng trống càng nhỏ.
Kết luận:
Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.
III. VẬN DỤNG
Câu C4 trang 36 VBT Vật Lí 7: Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to. Vì khi gảy mạnh, dây đàn lệch nhiều, tức là biên độ dao động của dây đàn lớn, nên âm phát ra to.
Câu C5 trang 37 VBT Vật Lí 7: Biên độ dao động của điểm M trên sợi dây trong trường hợp trên lớn hơn biên độ dao động của điểm M ở giữa sợi dây trong trường hợp dưới.
Câu C6 trang 37 VBT Vật Lí 7: Khi máy thu thanh phát ra âm to, biên độ dao động của màng loa lớn hơn khi máy thu thanh phát ra âm nhỏ.
Câu C7 trang 37 VBT Vật Lí 7: Độ to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi nằm trong khoảng từ 50dB đến 70dB.
Ghi nhớ:
– Biên độ dao dộng càng lớn, âm càng nhỏ.
– Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB).
1. Bài tập trong SBT
Câu 12.1 trang 37 VBT Vật Lí 7: Vật phát ra âm to hơn khi nào?
A. Khi vật dao động nhanh hơn
B. Khi vật dao động mạnh hơn
C. Khi tần số dao động lớn hơn
D. Cả 3 trường hợp trên
Lời giải:
Chọn B
Vì vật phát ra âm to hơn khi vật dao động mạnh hơn.
Câu 12.2 trang 37 VBT Vật Lí 7: Điền vào chỗ trống:
Đơn vị đo độ to của âm là đêxiben (dB)
Dao động càng mạnh thì âm phát ra càng to.
Dao động càng yếu thì âm phát ra càng nhỏ.
Câu 12.3 trang 37 VBT Vật Lí 7: Hải đang chơi ghita.
a) Bạn ấy đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách gảy mạnh dây đàn.
b) Khi bạn Hải gảy mạnh, dao động của sợi dây đàn càng mạnh, biên độ dao động của dây lớn hơn so với khi bạn ấy gảy nhẹ.
c. Khi bạn Hải chơi nốt cao, các sợi dây đàn ghita dao động nhanh hơn so với khi chơi nốt thấp.
2. Bài tập bổ sung
Câu 12a trang 38 VBT Vật Lí 7: Đơn vị đêxiben (dB) là đơn vị đo
A. độ cao của âm.
B. độ vang của âm.
C. độ kéo dài của âm.
D. độ to của âm.
Lời giải:
Chọn D
Đơn vị đo độ to của âm là đêxiben (dB)
2. Bài tập bổ sung
Câu 12b trang 38 VBT Vật Lí 7: Dây đàn ghi ta phát ra âm càng nhỏ khi
A. dây đàn càng trùng.
B. dây đàn càng mảnh.
C. dây đàn dao động càng chậm.
D. dây đàn dao động càng yếu.
Lời giải:
Chọn D
Dây đàn ghi ta phát ra âm càng nhỏ khi dây đàn dao động càng yếu
2. Bài tập bổ sung
Câu 12c trang 38 VBT Vật Lí 7: Càng ở gần khán đài có dàn nhạc đang biểu diễn, tiếng nhạc mà em nghe được
A. càng cao
B. càng dài.
C. càng to.
D. càng bổng.
Lời giải:
Chọn C
Càng ở gần khán đài có dàn nhạc đang biểu diễn thì năng lượng âm cáng lớn do đó âm nghe được càng to.
2. Bài tập bổ sung
Câu 11d trang 38 VBT Vật Lí 7: Vì sao muốn cho kèn lá chuối phát ra âm to thì phải thổi mạnh?
Lời giải:
Muốn cho kèn lá chuối phát ra tiếng to, ta phải thổi mạnh, vì khi đó lá chuối ở đầu bẹp của kèn dao động mạnh có biên độ lớn và tiếng kèn phát ra to.