Chương 2: Âm học

Giải Vở Bài Tập Vật Lí 7 – Bài 14: Phản xạ âm – Tiếng vang giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

I – PHẢN XẠ ÂM – TIẾNG VANG

Câu C1 trang 42 VBT Vật Lí 7: Em đã từng nghe được tiếng vang ở: vùng có núi Em nghe được tiếng vang đó vì : ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm truyền đến núi rồi dội trở lại đến tai ta.

Hoặc:

– Em đã từng nghe được tiếng vang ở: trong phòng rộng. Em nghe được tiếng vang đó vì: ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm truyền đến tường phòng rồi dội trở lại đến tai ta.

Câu C2 trang 42 VBT Vật Lí 7: Trong phòng kín ta thường nghe thấy âm to hơn so với khi ta nghe chính âm đó ở ngoài trời, vì: ở ngoài trời ta chỉ nghe được âm đó phát ra, còn ở trong phòng kín ta nghe được âm phát ra và âm phản xạ ừ tường cùng một lúc nên nghe to hơn.

Câu C3 trang 42 VBT Vật Lí 7: Khi nói to trong phòng rất lớn thì nghe được tiếng vang. Nhưng nói to như vậy trong phòng nhỏ thì lại không nghe thấy tiếng vang.

a) Trong cả hai phòng đều có âm phản xạ.

b) Tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang.

Lời giải:

Vì âm phát ra từ nguồn âm đi quảng đường S (bằng khoảng cách từ người đến tường) đến tường, rồi sau đó bị tường phản xạ và truyền âm phản xạ về tai người, âm phản xạ đi thêm quảng đường S về tai người. Như vậy âm đã đi một đường S1 = 2S rồi mới về tai người.

Để tạo tiếng vang thì âm dội lại phải đến tai phải chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.

Quảng đường truyền đi và truyền về trong 1/15 giây là:

Vì S1 = 2.S nên khoảng cách ngắn nhất giữa người nói và bức tường để nghe rõ được tiếng vang là:

Kết luận:

Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách với âm phát ra một khoảng ít nhất là 1/15 giây.

II. VẬT PHẢN XẠ ÂM TỐT VÀ PHẢN XẠ ÂM KÉM.

Câu C4 trang 42 VBT Vật Lí 7:

Vật phản xạ âm tốt là: mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch.

Vật phản xạ âm kém là: miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao xu xốp.

III – VẬN DỤNG

Câu C5 trang 43 VBT Vật Lí 7: Trong nhiều phòng hòa nhạc, phòng chiếu bóng, phòng ghi âm, người ta thường làm tường sần sùi và treo rèm nhung để làm giảm tiếng vang.

Giải thích: Làm tường sần sùi, treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang. Âm nghe được rõ hơn.

Câu C6 trang 43 VBT Vật Lí 7: Khi muốn nghe rõ hơn, người ta thường đặt bàn tay khum lại, sát vào vành tai (hình 14.3), đồng thời hướng tai về phía nguồn âm.

Giải thích: Mỗi khi khó nghe, người ta thường làm như vậy để hướng âm phản xạ từ tay đến tai ta giúp ta nghe được âm to hơn.

Câu C7 trang 43 VBT Vật Lí 7: Tính gần đúng độ sâu của đáy biển:

Lời giải:

– Vận tốc 1500 m/s có nghĩa là trong một giây siêu âm truyền đi được 1500 m

– Ta có quãng đường siêu âm đi và về trong nước trong 1 giây là S = 1500 m.

Âm truyền từ tàu đến đáy biển trong 1/2 = 0,5s.

Vậy độ sâu của biển là:

h = 1500 m/s. 0,5s = 750 m

Câu C8 trang 43 VBT Vật Lí 7: Hiện tượng phản xạ âm được ứng dụng trong những trường hợp sau:

b) xác định độ sâu của biển.

Trường hợp a, d là dùng để khử sự phản xạ âm hoặc thay đổi hướng âm truyền chứ không có ứng dụng gì sử dụng trực tiếp âm phản xạ. Trường hợp c không liên quan đến phản xạ âm.

Ghi nhớ:

– Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít.

– Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây.

– Các vật mềm có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt).

– Các vật cứng có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).

1. Bài tập trong SBT

Câu 14.1 trang 43 VBT Vật Lí 7: Tai ta nghe được tiếng vang khi nào?

A. Khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ

B. Khi âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc với âm phản xạ

C. Khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ

D. Cả 3 trường hợp trên đều nghe thấy tiếng vang

Lời giải:

Chọn C

Tai ta nghe được tiếng vang khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ.

Câu 14.2 trang 44 VBT Vật Lí 7: Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt?

A. Miếng xốp

B. Tấm gỗ

C. Mặt gương

D. Đệm cao su

Lời giải:

Chọn C

Vì mặt gương là vật cứng có bề mặt nhẵn nên phản xạ âm tốt.

Câu 14.3 trang 44 VBT Vật Lí 7: Khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ (trên bờ ao, hồ), tiếng nói nghe rất rõ vì: ta không những nghe được âm nói ra trực tiếp mà còn nghe được đồng thời cả âm phản xạ từ mặt nước ao, hồ nên nghe rất rõ.

Câu 14.5 trang 44 VBT Vật Lí 7: Tìm từ mô tả bề mặt của vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém

Lời giải:

Những từ mô ta bề mặt của vật phản xạ âm tốt: nhẵn, phẳng, cứng

Những từ mô tả bề mặt của vật phản xạ âm kém: mềm, xốp, mấp mô, ghồ nghề

Câu 14.6 trang 44 VBT Vật Lí 7: Những ứng dụng khác của phản xạ âm mà em biết:

Lời giải:

– Xác định độ sâu của biển hay đại dương, trong y học (sử dụng trong kỹ thuật siêu âm).

– Cá heo, dơi phát ra siêu âm và nhờ phản xạ để tìm thức ăn.

2. Bài tập bổ sung

Câu 14a trang 44 VBT Vật Lí 7: Tai ta có thể nghe rõ và to hơn khi nào ?

A. Âm phản xạ đến tai sau âm phát ra.

B. Âm phản xạ gặp vật cản.

C. Âm phản xạ và âm phát ra đến tai cùng một lúc.

D. Âm phản xạ đến trước âm phát ra.

Lời giải:

Chọn C

2. Bài tập bổ sung

Câu 14b trang 45 VBT Vật Lí 7: Điền vào chổ trống để hoàn thành câu sau:

Lời giải:

Những vật cứng có bề mặt nhẵn (phẳng) thì phản xạ âm tốt. Những vật mềm (xốp) có bề mặt mấp mô (ghồ nghề) thì phản xạ âm kém.

2. Bài tập bổ sung

Câu 14c trang 45 VBT Vật Lí 7: Tại sao khi em nói to xuống một cái giếng sâu, em sẽ nghe thấy tiếng vang ?

Lời giải:

– Trong giếng sâu có âm phản xạ từ mặt nước tới tai chậm hơn âm trực tiếp một khoảng thời gian lớn hơn 1/15 giây (do giếng đủ sâu) nên ta phân biệt được nó với âm phát ra. Vì vậy, ta nghe được tiếng vang.

2. Bài tập bổ sung

Câu 14d trang 45 VBT Vật Lí 7: Tại sao tiếng nói của ta trong một phòng kín và trống trải nghe oang oang không được thật giọng. Tại sao trong phòng có nhiều người hoặc đồ đạc thì tiếng nói thật giọng hơn?

Lời giải:

+ Khi ở trong phòng trống, kín, tiếng nói của ta nghe oang oang, không rõ giọng vì:

Có ít vật làm mặt chắn phản xạ lại âm thanh (bức tường xung quanh nơi ta đứng). Các âm này đến tai cách âm trực tiếp một khoảng thời gian lớn đủ gây ra tiếng vang, nên ta nghe thấy oang oang.

+ Khi ở trong phòng có nhiều người, vật và đồ đạc thì tiếng nói của ta nghe sẽ rõ hơn vì:

Có nhiều vật phản xạ lại âm thanh đến tai nhanh hơn, khoảng thời gian đến sau âm trục tiếp ngắng hơn 1/15 giây nên không gây tiếng vang, đồng thời các âm phản xạ này tăng cường cùng với âm trực tiếp nên âm nghe được sẽ rõ và tốt hơn.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 939

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống