Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
A. HỌC THEO SGK
I- ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG CẦU LỒI.
Câu C1 trang 22 VBT Vật Lí 7: 1. Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi có pahir là ảnh ảo không? Có
Vì sao? Vì nó không hứng được trên màn chắn.
2. Ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật: ảnh ảo nhỏ hơn vật.
Kết luận:
Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất sau đây:
1. Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
2. Ảnh ảo nhỏ hơn vật.
II. VÙNG NHÌN THẤY CỦA GƯƠNG CẦU LỒI.
Câu C2 trang 22 VBT Vật Lí 7: So sánh bề rộng vùng nhìn thấy của hai gương.
Nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được 1 vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.
III – VẬN DỤNG.
Câu C3 trang 22 VBT Vật Lí 7: Dùng gương cầu lồi có lợi hơn dùng gương phẳng ở chổ:
Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. Vì vậy giúp cho người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở đằng sau.
Câu C4 trang 22 VBT Vật Lí 7: Gương cầu lồi giúp cho người lái xe nhìn thấy trong gương cầu lồi xe cộ và người bị các vật cản ở bên đường che khuất, tránh được tai nạn.
Ghi nhớ:
– Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật.
– Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
B. GIẢI BÀI TẬP
1. Bài tập trong SBT
Câu 7.2 trang 23 VBT Vật Lí 7: Trên xe ô tô, người ta gắn gương cầu lồi để cho người lái xe quan sát được các vật ở phía sau có lợi gì hơn là dùng gương phẳng?
A. ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng
B. ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn trong gương phẳng
C. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
D. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng
Lời giải:
Chọn C.
Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
Câu 7.4 trang 23 VBT Vật Lí 7: Hãy tìm các đồ dùng ở nhà một vật có dạng giống một gương cầu lồi: cái vá múc canh, cái muống.
Đặt một vật trước gương đó và quan sát ảnh của vật tạo bởi gương. Ảnh đó có độ lớn thay đổi như thế nào khi ta đưa vật lại gần gương? Khi đưa vật lại gần gương thì độ lớn của ảnh càng lớn.
B. GIẢI BÀI TẬP
2. Bài tập bổ sung
Câu 7a trang 23 VBT Vật Lí 7: Lần lượt đặt một gương phẳng và một gương cầu lồi có kích thước bằng nhau ở trước mặt, cách mặt một khoảng bằng nhau để quan sát ảnh của chính mình tạo bởi hai gương. Hỏi hai ảnh đó có gì giống nhau và khác nhau?
Giống nhau: Cùng là ảnh ảo đều không hứng lên màn chắn được.
Khác nhau:
Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật
Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng bằng vật, lớn hơn ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi.
B. GIẢI BÀI TẬP
2. Bài tập bổ sung
Câu 7b trang 23 VBT Vật Lí 7: Đặt một vật có kích thước lớn (như một cái bút chì) trước một gương cầu lồi. Hãy quan sát kĩ ảnh của vật đó, có gì giống và khác so với vật đó?
+ Ảnh của vật có hình dạng giống vật, cùng chiều với vật.
+ Ảnh ảo của vật có kích thước nhỏ hơn vật, khoảng cách từ ảnh đến gương nhỏ hơn khoảng cách từ vật đến gương.
Để học tốt Vật Lí lớp 7, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Vật Lí 7 Bài 8: Gương cầu lõm. Bạn vào tên bài hoặc Xem lời giải để theo dõi bài giải vbt Vật Lí 7 tương ứng.
A – Học theo SGK
B – Giải bài tập
1. Bài tập trong SBT
2. Bài tập tương tự
Để học tốt Vật Lí lớp 7, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Vật Lí 7 Bài 9: Tổng kết chương 1: Quang học. Bạn vào tên bài hoặc Xem lời giải để theo dõi bài giải vbt Vật Lí 7 tương ứng.
A – Học theo SGK
Để học tốt Vật Lí lớp 7, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Vật Lí 7 Bài 10: Nguồn âm. Bạn vào tên bài hoặc Xem lời giải để theo dõi bài giải vbt Vật Lí 7 tương ứng.
A – Học theo SGK
B – Giải bài tập
1. Bài tập trong SBT
2. Bài tập tương tự
Để học tốt Vật Lí lớp 7, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Vật Lí 7 Bài 11: Độ cao của âm. Bạn vào tên bài hoặc Xem lời giải để theo dõi bài giải vbt Vật Lí 7 tương ứng.
A – Học theo SGK
B – Giải bài tập
1. Bài tập trong SBT
2. Bài tập tương tự