Chương 1: Cơ học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Vở Bài Tập Vật Lí 8 – Bài 1: Chuyển động cơ học giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

A. Học theo SGK

I – LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT MỘT VẬT CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN?

Câu C1 trang 5 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Muốn nhận biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời… đang chuyển động hay đứng yên cần dựa vào vật cố định nào đó được chọn làm mốc (có thể chọn cột điện bên đường, bên bờ sông).

Kết luận:

Vật chuyển động so với vật mốc khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian.

Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác.

Câu C2 trang 5 VBT Vật Lí 8: Hãy tìm ví dụ về chuyển động cơ học, trong đó vật được chọn làm mốc.

Lời giải:

Chuyển động của các vật trong câu C1 là chuyển động cơ học, trong đó cột điện bên đường, bên bờ sông hay mặt trời là những vật là mốc.

Câu C3 trang 5 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của nó không thay đổi so với vật chọn làm mốc.

Tìm ví dụ về vật đứng yên, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc.

Ví dụ: ta nói chiếc xe ô tô đỗ trong bến xe là vật đứng yên nếu chọn bến xe là vật làm mốc.

II – TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG VÀ ĐỨNG YÊN. VẬT MỐC

Câu C4 trang 6 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

So với nhà ga thì hành khách đang chuyển độngvị trí của hành khách so với nhà ga thay đổi.

Câu C5 trang 6 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

So với toa tàu thì hành khách đứng yênvị trí của hành khách so với toa tàu là không thay đổi.

Câu C6 trang 6 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Một vật có thể là chuyển động cơ học so với vật làm mốc này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác.

Câu C7 trang 6 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Ví dụ để minh họa cho nhận xét trên:

– Trong câu C4 và C5, hành khách so với toa tàu thì đứng yên nhưng khi so với nhà ga thì đang chuyển động.

– Tàu chở các kiện hàng chạy trên sông, các kiện hàng đứng yên so với con tàu nhưng lại là chuyển động so với cây cối bên bờ sông.

– Ô tô đang đỗ bên đường, ô tô đứng yên so với cây bên đường nhưng lại là chuyển động so với những người đang đi đường.

Kết luận: Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối.

Câu C8 trang 6 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên tương đối vì: Nếu chọn mặt đất là vật làm mốc thì Mặt Trời chuyển động từ đông sang tây, nếu chọn Mặt Trời là vật làm mốc thì Trái Đất chuyển động xoay từ tây sang đông.

III – MỘT SỐ CHUYỂN ĐỘNG THƯỜNG GẶP

Câu C9 trang 6 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Các ví dụ:

– Chuyển động thẳng: chuyển động của một vật được thả từ trên cao xuống, chuyển động thẳng của một đoàn tàu chạy trên đường ray thẳng.

– Chuyển động cong: chuyển động của một chiếc lá rơi từ trên cao xuống, chuyển động cong của quả cầu lông.

– Chuyển động tròn: chuyển động của các điểm trên cánh quạt khi quạt quay, chuyển động tròn của bánh xe đạp quay xung quanh trục của nó.

IV – VẬN DỤNG

Câu C10 trang 6-7 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

– Ô tô: chuyển động so với người đứng bên lề đường và cột điện nhưng đứng yên so với người lái xe.

– Người lái xe: chuyển động so với người đứng bên lề đường và cột điện nhưng đứng yên so với xe ô tô.

– Người đứng bên lề đường: chuyển động so với người lái xe và với xe ô tô nhưng đứng yên so với cột điện.

– Cột điện: chuyển động so với người lái xe và với xe ô tô nhưng đứng yên so với người đứng bên lề đường.

Câu C11 trang 7 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Có người nói: “Khi khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi thì vật không chuyển động so với vật mốc”. Theo em nói như thế cũng có thể đúng nhưng cũng có thể sai, tùy theo từng trường hợp:

– Trường hợp đúng: chẳng hạn tàu hỏa rời ga, nếu chọn ga làm vật mốc thì khoảng cách từ tàu hỏa đến ga thay đổi, ta nói tàu hỏa chuyển động so với ga.

– Trường hợp sai: chẳng hạn trường hợp vật chuyển động trên đường tròn, so với tâm đường tròn thì khoảng cách từ vật đến tâm là không đổi nhưng vị trí của vật so với tâm luôn thay đổi và vật được coi là chuyển động so với tâm.

Ghi nhớ:

– Sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.

– Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.

– Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động cong.

B. Giải bài tập

Bài 1.1 trang 7 VBT Vật Lí 8: Có một ôtô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng?

A. Ôtô chuyển động so với mặt đường.

B. Ôtô đứng yên so với người lái xe.

C. Ôtô chuyển động so với người lái xe.

D. Ôtô chuyển động so với cây bên đường.

Lời giải:

Chọn C.

Vì ô tô đang chạy trên mặt đường nên ô tô chuyển động so với mặt đường và cây bên đường, còn so với người lái xe thì ô tô đứng yên nên đáp án C sai.

Bài 1.2 trang 7 VBT Vật Lí 8: Người lái đò đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào đúng?

A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước.

B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước.

C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông.

D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.

Lời giải:

Chọn A.

Vì người lái đò đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước nên người lái đò đứng yên so với dòng nước và chiếc thuyền còn chuyển động so với bờ sông.

Bài 1.3 trang 8 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Một ôtô chở khách đang chạy trên đường.

a) Ô tô đang chuyển động so với vật mốc là cây cối bên đường.

b) Ô tô đang đứng yên so với vật mốc là hành khách.

c) Hành khách đang chuyển động so với vật mốc là cây cối bên đường.

d) Hành khách đang đứng yên so với vật mốc là ôtô.

Bài 1.4 trang 8 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Khi nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời thì vật được chọn làm mốc là Mặt Trời.

Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây thì vật được chọn làm mốc là Trái Đất.

Bài 1.5 trang 8 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

a) So với người soát vé:

– Cây cối ven đường là chuyển động so với người soát vé.

– Tàu là chuyển động so với người soát vé.

b) So với đường tàu:

– Cây cối bên đường là đứng yên so với đường tàu.

– Tàu là chuyển động so với đường tàu.

c) So với người lái tàu:

– Cây cối bên đường là chuyển động so với người lái tàu.

– Tàu là đứng yên so với người lái tàu.

Bài 1.6 trang 8 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Nêu dạng của quỹ đạo và tên những chuyển động sau:

a) Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất:

dạng quỹ đạo là tròn.

tên gọi là chuyển động tròn.

b) Chuyển động của con thoi trong rãnh khung cửi:

dạng quỹ đạo là thẳng.

tên gọi là dao động thẳng.

c) Chuyển động của đầu kim đồng hồ:

dạng quỹ đạo là tròn.

tên gọi là chuyển động tròn.

d) Chuyển động của một vật nặng được ném theo phương nằm ngang:

dạng quỹ đạo là cong.

tên gọi là chuyển động cong.

B. Giải bài tập

Bài 1a trang 9 VBT Vật Lí 8: Hành khách ngồi trên tàu đang chạy trên đường ray. Hãy chỉ rõ vật mốc khi nói:

Lời giải:

a) tàu đang đứng yên.

Vật mốc là hành khách ngồi trên tàu.

b) hành khách đang chuyển động.

Vật mốc là đường ray.

c) hành khách đang đứng yên.

Vật mốc là tàu (người lái tàu).

d) tàu đang chuyển động.

Vật mốc là đường ray.

B. Giải bài tập

Bài 1b trang 9 VBT Vật Lí 8: Có người nói rằng “chuyển động cơ học là sự thay đổi khoảng cách của vật so với một vật khác được chọn là vật mốc”. Theo em cách nói đó đúng hay sai? Giải thích và tìm ví dụ minh họa cho ý kiến của mình.

Lời giải:

Cách nói này là không đúng. Vì có những trường hợp khoảng cách của vật so với vật khác được chọn làm mốc không thay đổi nhưng vật đó vẫn đang chuyển động. Ví dụ quan sát một em bé ngồi trên vòng đu quay ngang. Ta thấy khoảng cách từ em bé đến tâm đu quay là không nhưng em bé vẫn đang chuyển động tròn quanh tâm đu quay.

B. Giải bài tập

Bài 1c trang 9 VBT Vật Lí 8: Hãy ghép các nội dung ghi ở cột bên trái với các nội dung ghi ở cột bên phải và viết lại thành một câu hoàn chỉnh.

A. Vệ tinh quay xung quanh Trái Đất 1. có quỹ đạo là đường thẳng
B. Con thuyền trôi theo dòng sông thẳng 2. có quỹ đạo là cung tròn
C. Quả lắc đồng hồ đang chạy 3. có quỹ đạo là những đường cong phức tạp
D. Các mảnh pháo hoa bay trên bầu trời 4. có quỹ đạo là đường tròn

Lời giải:

Ghép: A – 4; B – 1; C – 4; D – 3.

Vệ tinh quay xung quanh Trái Đất có quỹ đạo là đường tròn.

Con thuyền trôi theo dòng sông thẳng có quỹ đạo là đường thẳng.

Quả lắc đồng hồ đang chạy có quỹ đạo là cung tròn.

Các mảnh pháo hoa bay trên bầu trời có quỹ đạo là những đường cong phức tạp.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1149

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống