Chương 2: Nhiệt học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Vở Bài Tập Vật Lí 8 – Bài 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệt giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

A. Học theo SGK

I – ĐỐI LƯU

Câu C1 trang 108 VBT Vật Lí 8: Mô tả sự di chuyển của nước màu tím.

Lời giải:

Nước màu tím không di chuyển một cách hỗn độn mà di chuyển thành dòng từ dưới lên.

Câu C2 trang 108 VBT Vật Lí 8: Lớp nước ở dưới được đun nóng lại đi lên phía trên, còn lớp nước lạnh ở phía trên lại đi xuống phía dưới vì:

Lời giải:

Khi đun nước ở phía dưới đáy nóng lên trước và nở ra, trọng lượng riêng của lớp nước này trở nên nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước lạnh phía trên, do đó lớp nước nóng nổi lên còn lớp nước lạnh chìm xuống dưới tạo thành dòng đốì lưu.

Câu C3 trang 108 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Ta biết được nước trong cốc đã nóng lên nhờ quan sát số chỉ của nhiệt kế nhúng trong cốc mà ta biết nước nóng lên.

Câu C4 trang 108 VBT Vật Lí 8: Giải thích thí nghiệm ở hình 23.3 SGK:

Lời giải:

Ở phía có ngọn nến, do có sự đối lưu mà lớp không khí nóng di chuyển lên trên, sự chênh lệch về áp suất làm cho khói hương di chuyển thành dòng xuống phía dưới. Kết quả của sự di chuyển này tạo thành sự đối lưu như ta quan sát thấy.

Câu C5 trang 108 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới vì trong chất lỏng và chất khí có hiện tượng đối lưu. Khi đun từ phía dưới, ta làm cho phần chất lỏng (hoặc khí) ở phía dưới nóng lên trước làm cho trọng lượng riêng của phần này giảm đi và đi lên phía trên. Phần chất lỏng (hoặc khí) ở phía trên chưa được đun nóng sẽ di xuống tạo thành dòng đối lưu.

Câu C6 trang 108 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Giải thích tại sao trong chân không và trong chất rắn không xảy ra hiện tượng đối lưu vì chân không là môi trường không có phân tử khí nào còn trong chất rắn các phân tử kiên kết nhau rất chặt chẽ, chúng không thể di chuyển thành dòng được.

II – BỨC XẠ NHIỆT

Câu C7 trang 109 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Giọt nước màu dịch chuyển về đầu B chứng tỏ không khí trong bình đã nhận được nhiệt, nóng lên và nở ra.

Câu C8 trang 109 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Giọt nước màu dịch chuyển trở lại đầu A chứng tỏ không khí trong bình đã lạnh đi và co lại.

Miếng gỗ đã có tác dụng ngăn không cho nhiệt truyền từ bếp sang bình.

Câu C9 trang 109 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Sự truyền nhiệt từ nguồn nhiệt tới bình không phải là dẫn nhiệt và đối lưu vì:

Không khí là chất dẫn nhiệt rất kém và trong trường hợp này nhiệt truyền theo đường thẳng.

III – VẬN DỤNG

Câu C10 trang 109 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Bình chứa không khí trong thí nghiệm 23.4 SGK được phủ muội đen là để tăng khả năng hấp thụ các tia nhiệt cho bình chứa.

Câu C11 trang 109 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Về mùa hè ta mặc áo màu trắng để giảm khả năng hấp thụ các tia nhiệt vì các vật có màu sáng ít hấp thụ các tia nhiệt hơn sẽ làm cho ta có cảm giác mát hơn.

Về mùa hè ta không mặc áo màu đen để hạn chế việc hấp thụ các tia nhiệt vào cơ thể.

Câu C12 trang 109 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:


BẢNG 23.1
Chất Chất rắn Chất lỏng Chất khí Chân không
Hình thức truyền nhiệt chủ yếu Dẫn nhiệt Đối lưu Đối lưu Bức xạ nhiệt

Ghi nhớ:

– Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.

– Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở chân không.

B. Giải bài tập

Bài 23.1 trang 110 VBT Vật Lí 8: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào?

A. Chỉ ở chất lỏng.

B. Chỉ ở chất khí.

C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí.

D. Ở các chất lỏng, chất khí và chất chất rắn.

Lời giải:

Chọn C.

Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.

Bài 23.2 trang 110 VBT Vật Lí 8: Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?

A. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.

B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp lò.

C. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.

D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.

Lời giải:

Chọn C.

Vì sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng là sự truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt không phải là bức xạ nhiệt.

Bài 23.3 trang 110 VBT Vật Lí 8: Một ống nghiệm đựng đầy nước. Hỏi khi đốt nóng ở miệng ống, ở giữa hay đáy ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn? Tại sao?

Lời giải:

Đốt ở đáy ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn.

Vì đốt ở đáy ống thì nước nước ở đáy nóng hơn ở phía trên và nhẹ hơn phân tử nước lạnh (khi nóng thì giãn ra, thể tích tăng dẫn đến trọng lượng riêng giảm) sẽ tạo nên dòng đối lưu, dẫn đến các phân tử nước nóng ở đáy ống sẽ chuyển động thành dòng đi lên phía trên còn các phân tử nước lạnh nặng hơn nên sẽ chìm xuống đáy theo dòng, cứ như vậy thì nhiệt độ của tất cả nước trong ống sẽ tăng nhanh gần như cùng lúc, làm cho nước nhanh sôi hơn.

Bài 23.5 trang 110 VBT Vật Lí 8: Đưa miếng đồng vào ngọn lửa đèn cồn thì miếng đồng nóng lên; tắt đèn cồn đi thì miếng đồng nguội đi. Hỏi sự truyền nhiệt khi miếng đồng nóng lên, khi miếng đồng nguội đi có được thực hiện bằng cùng một cách không?

Lời giải:

Sự truyền nhiệt khi đưa miếng đồng vào ngọn lửa làm miếng đồng nóng lên là sự dẫn nhiệt. Miếng đồng nguội đi là do truyền nhiệt vào không khí bằng bức xạ nhiệt. Do vậy khi miếng đồng nóng lên và khi miếng đồng nguội đi không được thực hiện bằng cùng một cách.

B. Giải bài tập

Bài 23a trang 110 VBT Vật Lí 8: Câu nào sau đây là đúng?

A. Chất lỏng chỉ có thể truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu.

B. Chất khí chỉ có thể truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu.

C. Chất rắn chỉ có thể truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu.

D. Cả ba câu trên đều sai.

Lời giải:

Chọn D.

Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.

B. Giải bài tập

Bài 23b trang 111 VBT Vật Lí 8: Câu nào sau đây là đúng?

A. Chỉ những vật có bề mặt xù xì và màu xẫm mới bức xạ nhiệt.

B. Chỉ những vật có bề mặt nhẵn và màu sáng mới bức xạ nhiệt.

C. Chỉ Mặt Trời mới có thể bức xạ nhiệt.

D. Mọi vật đều có thể bức xạ nhiệt.

Lời giải:

Chọn D.

Tất cả các vật chất với nhiệt độ lớn hơn độ không tuyệt đối đều phát ra bức xạ nhiệt.

B. Giải bài tập

Bài 23c trang 111 VBT Vật Lí 8: Khi đun nước trong ấm thì nước nóng lên. Khi không đun nữa thì nước nguội đi. Hỏi sự truyền nhiệt khi nước nóng lên và khi nước nguội đi có giống nhau không?

Lời giải:

Sự truyền nhiệt khi nước nóng lên và khi nước nguội đi là không giống nhau. Vì khi đun nước trong ấm thì nước nóng lên là hình thức truyền nhiệt bằng đối lưu. Khi không đun nữa thì nước nguội đi thì nước truyền nhiệt ra môi trường xung quanh qua bức xạ nhiệt.

B. Giải bài tập

Bài 23d trang 111 VBT Vật Lí 8: Tại sao lò sưởi thì đặt ngay trên nền nhà còn máy điều hòa nhiệt độ lại phải đặt trên cao?

Lời giải:

– Lò sưởi phải đặt dưới nền nhà để không khí gần nguồn nhiệt được làm ấm nóng lên, nở ra, khối lượng riêng giảm đi và nhẹ hơn không khí lạnh ở trên nên nó bay lên, làm không khí lạnh ở trên chuyển động xuống dưới, lại tiếp tục được làm nóng lên, cứ như vậy làm cả phòng được nóng lên.

– Máy điều hòa nhiệt độ thường đặt trên cao để trong mùa nóng máy thổi ra khí lạnh hơn không khí bên ngoài nên khí lạnh đi xuống dưới, khí nóng ở dưới đi lên cứ như vậy làm mát cả phòng.

B. Giải bài tập

Bài 23đ trang 111 VBT Vật Lí 8: Trong ấm đun nước bằng điện dây đun được đặt gần sát đáy ấm còn trong tủ lạnh ngăn đá lại được đặt ở trên cùng. Tại sao?

Lời giải:

Khi dây đun được đặt gần sát đáy ấm để dễ dàng tạo ra sự truyền nhiệt bằng đối lưu. Và khi để ngăn đá của tủ lạnh ở trên nó sẽ tạo ra các dòng đối lưu truyền nhiệt qua không khí lạnh xuống ngăn đựng thức ăn.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1019

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống