Chương 2: Nhiệt học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Vở Bài Tập Vật Lí 8 – Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

A. Học theo SGK

I – SỰ TRUYỀN CƠ NĂNG, NHIỆT NĂNG TỪ VẬT NÀY SANG VẬT KHÁC

Câu C1 trang 125 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:


BẢNG 27.1

Hiện tượng

Sự truyền năng lượng
Hòn bi thép lăn từ máng nghiêng xuống va chạm vào miếng gỗ làm miếng gỗ chuyển động. Hòn bi truyền cơ năng cho miếng gỗ.
Thả một miếng nhôm đã được nung nóng vào một cốc nước lạnh. Miếng nhôm truyền nhiệt năng cho cốc nước.
Viên đạn từ nòng súng bay ra, rơi xuống biển, nguội đi và chìm dần. Viên đạn truyền cơ năng và nhiệt năng cho nước biển.

II – SỰ CHUYỂN HÓA GIỮA CÁC DẠNG CỦA CƠ NĂNG, GIỮA CƠ NĂNG VÀ NHIỆT NĂNG

Câu C2 trang 125 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:


BẢNG 27.2

Hiện tượng

Sự chuyển hóa năng lượng
Khi bỏ tay giữ con lắc, con lắc chuyển động nhanh dần từ A đến B, chậm dần từ B đến C, rồi lại chuyển động nhanh dần từ C đến B, chậm dần từ B đến A. v.v… Khi con lắc chuyển động từ A đến B thế năng đã chuyển hóa dần thành động năng. Khi con lắc chuyển động từ B đến C động năng đã chuyển hóa dần thành thế năng.
Dùng tay cọ xát miếng đồng lên mặt bàn, miếng đồng nóng lên. Cơ năng của tay đã chuyển hóa thành nhiệt năng của miếng kim loại.
Đun nóng ống nghiệm. Không khí và hơi nước trong ống nghiệm nóng lên, giãn nở, đẩy nút bật lên và lạnh đi. Nhiệt năng của không khí và hơi nước đã chuyển hóa thành cơ năng của nút.

III – SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT

Câu C3 trang 126 VBT Vật Lí 8: Ví dụ về định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng:

Lời giải:

Thả viên bi từ trên cao xuống nền gạch. Khi rơi xuống, thế năng chuyển hóa dần thành động năng. Khi rơi đến sàn nhà, một phần cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm sàn nhà và viên bi nóng lên.

IV – VẬN DỤNG

Câu C4 trang 126 VBT Vật Lí 8: Ví dụ về định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng:

Lời giải:

+ Dùng búa đập nhiều lần vào thanh đồng làm thanh đồng nóng lên: Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

+ Ném một vật lên cao: Động năng chuyển hóa thành thế năng.

Câu C5 trang 126 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Trong hiện tượng hòn bi va vào thanh gỗ sau khi va chạm chỉ chuyển động được một đoạn ngắn rồi dừng lại vì: một phần cơ năng của chúng chuyển nóa thành nhiệt năng làm nóng hòn bi, thanh gỗ, máng trượt và không khí xung quanh, năng lượng của chúng giảm dần.

Câu C6 trang 126 VBT Vật Lí 8:

Lời giải:

Trong hiện tượng về dao động của con lắc, con lắc chỉ dao động trong một thời gian ngắn rồi dừng lại ở vị trí cân bằng vì một phần cơ năng của chúng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng con lắc và không khí xung quanh.

Ghi nhớ:

– Cơ năng, nhiệt năng là một dạng năng lượng nó thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

– Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: Năng lượng không sinh ra cùng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

B. Giải bài tập

Bài 27.1 trang 126-127 VBT Vật Lí 8: Hai hòn bi thép A và B giống nhệt nhau được treo vào hai sợi dây có chiều dài như nhau. Khi kéo bi A lên rồi cho rơi xuống va chạm vào bi B, người ta thấy bi B bị bắn lên ngang với độ cao của bi A trước khi thả (H.27.1 SBT). Hỏi khi đó bi A sẽ ở trạng thái nào? Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:

A. Đứng yên ở vị trí ban đầu của B.

B. Chuyển động theo B nhưng không lên tới được độ cao của B.

C. Bật trở lại vị trí ban đầu.

D. Nóng lên.

Lời giải:

Chọn A.

Khi đó bi A sẽ đứng yên ở vị trí ban đầu của B.

Bài 27.3 trang 127 VBT Vật Lí 8: Khi kéo đi kéo lại sợi dây cuốn quanh một ống nhôm đựng nước nút kín (H.27.2 SBT), người ta thấy nước trong ống nóng lên rồi sôi, hơi nước đẩy nút bật ra cùng một lớp hơi nước trắng do các hạt nước rất nhỏ tạo thành.

Hỏi trong thí nghiệm trên đã có những chuyển hóa và truyền năng lượng nào xảy ra trong quá trình sau:

a) Kéo đi kéo lại sợi dây.

b) Nước nóng lên.

c) Hơi nước làm bật nút ra.

d) Hơi nước ngưng tụ thành các giọt nước nhỏ.

Lời giải:

a) Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

b) Truyền nhiệt năng từ ống nhôm vào nước.

c) Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng.

d) Truyền nhiệt năng từ hơi nước ra môi trường bên ngoài và làm hơi nước lạnh đi ngưng tụ thành giọt nước.

B. Giải bài tập

Bài 27a trang 127-128 VBT Vật Lí 8: Trong thí nghiệm về quả bóng rơi, mỗi lần quả bóng nảy lên, độ cao của nó lại giảm dần và cuối cùng không nảy lên được nữa. Câu phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Trong hiện tượng này cơ năng không được bảo toàn.

B. Trong hiện tượng này cơ năng được chuyển hóa thành nhiệt năng.

C. Trong hiện tượng này năng lượng không được bảo toàn.

D. Trong hiện tượng này năng lượng được bảo toàn.

Lời giải:

Chọn C.

Trong thí nghiệm về quả bóng rơi, mỗi lần quả bóng nảy lên, độ cao của nó lại giảm dần và cuối cùng không nảy lên được nữa chứng tỏ cơ năng của vật không được bảo toàn, một phần cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng do ma sát với không khí và mặt sàn, nhưng năng lượng của hệ luôn được bảo toàn.

B. Giải bài tập

Bài 27b trang 128 VBT Vật Lí 8: Trong dao động của con lắc vẽ ở hình 27.1, chỉ có một hình thức chuyển hóa năng lượng từ thế năng sang động năng khi con lắc chuyển động:

A. từ A đến C.

B. từ C đến A.

C. từ A đến B.

D. từ B đến C.

Lời giải:

Chọn C.

Khi con lắc chuyển động từ A đến B, độ cao của nó giảm dần nên thế năng giảm, đồng thời vận tốc con lắc tăng nên động năng tăng theo. Do vậy đã có sự chuyển hóa năng lượng từ thế năng sang động năng.

B. Giải bài tập

Bài 27c trang 128 VBT Vật Lí 8: Dùng đèn cồn đun nóng một ống nghiệm đựng nước được nút kín bằng một nút cao su. Không khí và hơi nước trong ống nghiệm nóng lên, dãn nở, đẩy nút cao su bật lên và lạnh đi.

a) Trong hiện tượng trên các quá trình truyền nhiệt, thực hiện công xảy ra khi nào?

b) Có những sự chuyển hóa năng lượng nào đối với hơi nước và không khí trong ống nghiệm, đối với nút ống nghiệm ?

Lời giải:

a) Trong hiện tượng trên các quá trình truyền nhiệt xảy ra khi dùng đèn cồn đun nóng một ống nghiệm, nhiệt truyền từ đèn cồn đến nước và không khí trong ống nghiệm.

Quá trình thực hiện công xảy ra khi không khí và hơi nước dãn nở, đẩy nút cao su bật ra.

b) Khi đun nóng một ống nghiệm, nhiệt năng của không khí và hơi nước đã chuyển hóa thành cơ năng của nút.

A – ÔN TẬP

Trước khi trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập cần:

– Đọc lại tất cả các bài học trong chương II (từ bài 19 đến bài 28).

– Học thuộc phần ghi nhớ của tất cả các bài trên.

Trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập.

1. Các chất được cấu tạo như thế nào?

Lời giải:

Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

2. Nêu hai đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất đã học trong chương này.

Lời giải:

– Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

– Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

3. Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có mối quan hệ như thế nào?

Lời giải:

Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

4. Nhiệt năng của một vật là gì? Khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt năng tăng hay giảm? Tại sao?

Lời giải:

Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt độ càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh vì nhiệt năng của vật lớn.

5. Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Tìm mỗi cách một thí dụ.

Lời giải:

– Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là thực hiện công và truyền nhiệt.

Ví dụ:

– Thực hiện công: dùng búa đập lên 1 thanh sắt.

– Truyền nhiệt: đem thanh sắt bỏ vào lửa.

6. Chọn các kí hiệu dưới đây cho trống thích hợp của bảng 29.1 SGK:

Lời giải:


BẢNG 29.1

7. Nhiệt lượng là gì? Tại sao đơn vị của nhiệt lượng lại là jun?

Lời giải:

Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi. Vì số đo nhiệt lượng là nhiệt năng có đơn vị là Jun nên nhiệt lượng có đơn vị là Jun.

8. Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có nghĩa là gì?

Lời giải:

Có nghĩa là: muốn cho 1kg nước nóng lên thêm 1oC cần cung cấp một nhiệt lượng là 4200J.

9. Viết công thức tính nhiệt lượng và nêu tên đơn vị các đại lượng có trong công thức này.

Lời giải:

Công thức: Q = m.c.Δt.

Trong đó:

Q: nhiệt lượng (J).

m: khối lượng (kg).

c: nhiệt lượng riêng (J/kg.độ).

Δt: Độ tăng hoặc giảm nhiệt độ (oC).

10. Phát biểu nguyên lý truyền nhiệt. Nội dung nào của nguyên lý này thể hiện sự bảo toàn năng lượng?

Lời giải:

Khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì:

    – Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật cân bằng nhau.

    – Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.

Nội dung thứ hai thể hiện sự bảo toàn năng lượng.

11. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là gì? Nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106 J/kg có nghĩa là gì?

Lời giải:

Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

Nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106 J/kg có nghĩa là 1kg than đá khi bị đốt cháy hoàn toàn sẽ tỏa ra một nhiệt lượng bằng 27.106 J.

12. Tìm một thí dụ cho mỗi hiện tượng sau đây:

– Truyền cơ năng từ vật này sang vật khác.

– Truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác.

– Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

– Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng.

Lời giải:

– Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng: dùng búa đập nhiều lần vào thanh đồng làm thanh đồng nóng lên.

– Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng: Cho than vào lò nấu sao đó than cháy và tao ra 1 lượng nhiệt lớn làm tăng áp suất của cơ đẩy bánh tàu hỏa nên làm cơ đẩy tàu chuyển động làm cho bánh tàu quay.

13. Viết công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt.

Lời giải:

H: Hiệu suất của động cơ nhiệt.

A: Công có ích mà động cơ nhiệt thực hiện (J).

Q: Nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra (J).

B – VẬN DỤNG

I – KHOANH TRÒN CHỮ ĐỨNG TRƯỚC CÂU MÀ EM CHO LÀ ĐÚNG

1. Tính chất nào sau đây không phải là nguyên tử, phân tử?

A. Chuyển động hỗn độn không ngừng.

B. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.

C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

Lời giải:

Chọn đáp án B.

Vì các nguyên tử, phân tử chuyển động không dừng. Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cầu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

2. Trong các câu viết về nhiệt năng sau đây, câu nào không đúng?

A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.

B. Nhiệt năng của vật là nhiệt lượng vật thu vào hoặc tỏa ra.

C. Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu nên vật.

D. Nhiệt năng của vật phụ thuộc nhiệt độ của vật.

Lời giải:

Chọn đáp án B.

Nhiệt năng của vật là nhiệt lượng vật thu vào hoặc tỏa ra.

3. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra:

A. Chỉ ở chất lỏng.

B. Chỉ ở chất rắn.

C. Chỉ ở chất lỏng và chất rắn.

D. Ở cả chất lỏng, chất rắn, chất khí.

Lời giải:

Chọn đáp án D.

Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra ở cả chất lỏng, chất rắn, chất khí.

4. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra:

A. Chỉ ở chất khí.

B. Chỉ ở chất lỏng.

C. Chỉ ở chất khí và chất lỏng.

D. Ở cả chất khí, chất lỏng, chất rắn.

Lời giải:

Chọn đáp án C.

Đối lưu là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra ở chất khí và chất lỏng.

5. Nhiệt truyền từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò chủ yếu bằng hình thức:

A. Dẫn nhiệt.

B. Đối lưu.

C. Bức xạ nhiệt.

D. Dẫn nhiệt và đối lưu.

Lời giải:

Chọn đáp án C.

Bức xạ nhiệt.

II – TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Tại sao có hiện tượng khuyếch tán? Hiện tượng khuyếch tán xảy ra nhanh lên hay chậm đi khi nhiệt độ giảm?

Lời giải:

Có hiện tượng khuếch tán là do các phân tử, nguyên tử có khoảng cách và chứng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.

Khi nhiệt độ giảm, hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm đi.

2. Tại sao một vật không phải lúc nào cũng có cơ năng nhưng lúc nào cũng có nhiệt năng?

Lời giải:

Vì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động hỗn độn không ngừng nên vật luôn có nhiệt năng.

3. Khi cọ xát một miếng đồng trên mặt bàn thì miếng đồng nóng lên. Có thể nói là miếng đồng đã nhận được nhiệt lượng không? Tại sao?

Lời giải:

Không thể nói là miếng đồng đã nhận được nhiệt lượng vì trong trường hợp này hình thức truyền nhiệt là bằng cách thực hiện công.

4. Đun nóng một ống nghiệm đậy kín có đựng một ít nước. Nước nóng dần và tới một lúc nào đó nút ống nghiệm bị bật lên. Trong hiện tượng này nhiệt năng của nước thay đổi bằng những cách nào; đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?

Lời giải:

Trong hiện tượng này nhiệt năng của nước thay đổi bằng cách truyền nhiệt.

Đã có sự chuyển hóa nhiệt năng thành cơ năng.

III – GIẢI BÀI TẬP

1. Dùng bếp dầu để đun sôi 2 lít nước ở 20oC đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5kg. Tính lượng dầu cần dùng. Biết chỉ có 30% nhiệt lượng do dầu bị đốt chảy tỏa ra làm nóng ấm và nước đun trong ấm.

Tóm tắt:

mấm = m1 = 0,5 kg; c1 = 880 J/kg.K; t1 = 20 oC;

mnước = m2 = 2 kg; c2 = 4200 J/kg.K; t2 = t1 = 20 oC;

Qích = 30%.Qd; t = 100 oC;

mdầu = m = ?

Lời giải:

– Nhiệt lượng do nước thu vào là:

Q2 = m2.c2.(t – t2) = 2.4200(100 – 20) = 672000J.

– Nhiệt lượng do ấm thu vào là:

Q1 = m1.c1.(t – t1) = 0,5.880.(100 – 20) = 35200J.

– Nhiệt lượng do dầu tỏa ra: Qd = q.m

Vì chỉ có 30 % nhiệt lượng do dầu bị đốt chảy tỏa ra làm nóng ấm và nước đun trong ấm nên ta có:

Khối lượng dầu cần dùng là:

2. Một ô tô chạy được một quãng đường dài 100km với lực kéo trung bình là 1400 N, tiêu thụ hết 10 lít (khoảng 8kg) xăng. Tính hiệu suất của ô tô.

Tóm tắt:

S = 100 km = 100000 m; F = 1400 N.

m = 8 kg; qxăng = q = 4,6.106 J/kg.

Hiệu suất H = ?

Lời giải:

Công ô tô thực hiện là:

A = F.S = 1400.100000 = 14.107 J.

Nhiệt lượng do nhiên liệu cháy tỏa ra là:

Q = m.q = 8.4,6.107 = 36,8.107 J.

Hiệu suất của ô tô là:

C – TRÒ CHƠI Ô CHỮ

Hàng ngang

1. Một đặc điểm của chuyển động phân tử?

2. Một dạng năng lượng vật nào cũng có?

3. Một hình thức truyền nhiệt?

4. Số đo phần nhiệt năng thu vào hay mất đi?

5. Đại lượng có đơn vị là J/kg.K

6. Tên chung của những vật liệu dùng để cung cấp nhiệt lượng khi đốt cháy?

7. Tên của một chương trong Vật lý 8?

8. Một hình thức truyền nhiệt?

Hàng dọc

Hãy xác định nội dung của từ hàng dọc màu xanh (H29.1 SGK)

Lời giải:

Nội dung của từ hàng dọc màu xanh: NHIỆT HỌC

PHẦN I. (6 điểm. Mỗi câu 0,5 điểm). Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án đúng.

1. Trong dao động của con lắc vẽ ở hình vẽ bên, chỉ có một hình thức chuyển hóa năng lượng từ thế năng sang động năng khi

A. Con lắc chuyển động từ A đến C.

B. Con lắc chuyển động từ C đến A.

C. Con lắc chuyển động từ A đến B.

D. Con lắc chuyển động từ B đến C.

Lời giải:

Chọn C.

Khi con lắc chuyển động từ A đến B, độ cao của nó giảm dần nên thế năng giảm, đồng thời vận tốc con lắc tăng nên động năng tăng theo. Do vậy đã có sự chuyển hóa năng lượng từ thế năng sang động năng.

2. Một người kéo đều một gầu nước trọng lượng 20N từ giếng sâu 6m lên. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của người đó là:

A. 120W.

B. 240W.

C. 60W.

D. 4W.

Lời giải:

Chọn D.

Đổi t = 0,5 phút = 30s.

Công của người khi kéo đều gầu nước là: A = F.s = 20.6 = 120J.

Công suất của người đó là: P = A/t = 120/30 = 4W.

3. Chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên một vật không có tính chất nào sau đây?

A. Hỗn độn không ngừng.

B. Càng nhanh khi nhiệt độ của vật càng cao.

C. Càng nhanh khi khối lượng của vật càng lớn.

D. Càng chậm khi nhiệt độ của vật càng thấp.

Lời giải:

Chọn C.

Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cầu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

4. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật tăng

A. nhiệt độ của vật tăng.

B. khối lượng của vật tăng.

C. khối lượng riêng của vật tăng.

D. Cả khối lượng và khối lượng riêng đều tăng.

Lời giải:

Chọn A.

Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cầu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

5. Câu nào sau đây viết về nhiệt năng là không đúng?

A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.

B. Nhiệt năng là động năng và thế năng của vật

C. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D. Nhiệt năng là năng lượng mà vật lúc nào cũng có.

Lời giải:

Chọn B.

Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên nhiệt năng không bao gồm thế năng của vật.

6. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt

A. Chỉ ở chất khí.

B. Chỉ ở chất lỏng.

C. Chỉ ở chất chất khí và chất lỏng.

D. Của chất lỏng, chất khí và chất chất rắn.

Lời giải:

Chọn C.

Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.

7. Có ba bình giống nhau A, B, C, đựng cùng một loại chất lỏng ở cùng một nhiệt độ. Sau khi dùng các đèn cồn tỏa nhiệt giống nhau để đun các bình này trong những khoảng thời gian như nhau thì

A. nhiệt độ của bình A cao nhất, rồi đến nhiệt độ ở bình B, bình C.

B. nhiệt độ của bình B cao nhất, rồi đến nhiệt độ ở bình C, bình A.

C. nhiệt độ của bình C cao nhất, rồi đến nhiệt độ ở bình B, bình A.

D. nhiệt độ ở ba bình như nhau.

Lời giải:

Chọn D.

Vì ba bình A, B, C giống nhau, đựng cùng một loại chất lỏng ở cùng một nhiệt độ và được đun trong cùng 1 khoảng thời gian, nhiệt lượng nhận được từ đèn cồn cũng giống nhau nên độ tăng nhiệt độ 3 bình như nhau. Do đó nhiệt độ ở ba bình bằng nhau.

8. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là đúng?

A. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt trong sự truyền nhiệt.

B. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng có đơn vị là jun.

C. Bất cứ vật nào cũng có nhiệt lượng.

D. Sự truyền nhiệt giữa hai vật chỉ dừng lại khi có hai vật có nhiệt lượng bằng nhau.

Lời giải:

Chọn A.

Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

9. Công thức nào sau đây là công thức tính nhiệt lượng do vật có khối lượng m thu vào?

A. Q = m.c.Δt, trong đó Δt là độ giảm nhiệt độ.

B. Q = m.c.Δt, trong đó Δt là độ tăng nhiệt độ.

C. Q = m.c.(t1 – t2), trong đó t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối.

D. Q = m.q với q là năng suất tỏa nhiệt.

Lời giải:

Chọn B.

Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào: Q = m.c.Δt, trong đó: Q là nhiệt lượng (J), m là khối lượng của vật (kg), Δt là độ tăng nhiệt độ của vật (oC hoặc K), c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).

10. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu có đơn vị là

A. jun, kí hiệu là J.

B. Jun trên kilôgam kenvin, kí hiệu là J/kg.K.

C. Jun kilôgam, kí hiệu là J.kg.

D. Jun trên kilôgam, kí hiệu là J/kg.

Lời giải:

Chọn D.

Đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.

Đơn vị của năng suất tỏa nhiệt là J/kg.

11. Hình bên vẽ các đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của cùng một khối lượng nước, đồng và nhôm được đun bằng những bếp tỏa nhiệt như nhau. Câu phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Đường III ứng với đồng, đường II ứng với nhôm, đường I ứng với nước.

B. Đường III ứng với nước, đường II ứng đồng với, đường I ứng với nhôm.

C. Đường III ứng với nước, đường II ứng với nhôm, đường I ứng với đồng.

D. Đường III ứng với nhôm, đường II ứng với đồng, đường I ứng với nước.

Lời giải:

Chọn A.

Ta có . Trên đồ thị ta dựng đường vuông góc với trục thời gian. Khi đó thời gian cung cấp nhiệt cho 3 chất là như nhau. Vì cùng khối lượng và bếp tỏa nhiệt như nhau nên độ tăng nhiệt độ sẽ phụ thuộc tỷ lệ nghịch vào nhiệt dung riêng:

Vì cnc = 4200J/kg.K > cnhôm = 880J/kg.K > cđồng = 380J/kg.K

⇒ Δtnước < Δtnhôm < Δtđồng

Vậy đường I: nước; đường II: nhôm; đường III: đồng.

12. H là hiệu suất động cơ nhiệt được tính bằng công thức, do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra. Công thức nào sau đây không đúng?

A.

, trong đó Q là nhiệt lượng toàn phần, A là thực hiện được.

B. , trong đó Q1 là nhiệt lượng có ích, Q2 là nhiệt lượng truyền cho nguồn lạnh, Q là nhiệt lượng toàn phần.

C. , trong đó Q1 là nhiệt lượng có ích, Q2 là nhiệt lượng truyền cho nguồn lạnh, Q là nhiệt lượng toàn phần.

D.

, trong đó Q là nhiệt lượng toàn phần, A là thực hiện được.

Lời giải:

Chọn D.

Hiệu suất của động cơ nhiệt dược xác định bằng tỉ số giữa phần nhiệt lượng chuyển hóa thành công cơ học và nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra.

Trong biểu thức:

A là công mà động cơ thực hiện được. Công này có độ lớn bằng phần nhiệt lượng chuyển hóa thành công: A = Q1 = Q – Q2.

PHẦN II (1 điểm. Mỗi câu 0,5 điểm)

Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:

13. Khi hai vật truyền nhiệt cho nhau thì:

    – Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

    – Sự truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ của 2 vật bằng nhau.

    – Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.

14. Đơn vị của cơ năng là jun, kí hiệu là J.

Đơn vị của nhiệt lượng là jun, kí hiệu là J.

Đơn vị của nhiệt dung riêng là jun trên kilôgam nhân K, kí hiệu là J/kg.K.

PHẦN III. (3 điểm)

Viết lời giải cho các bài tập sau

15. Tìm một ví dụ chứng tỏ một vật không phải lúc nào cũng có cơ năng nhưng lúc nào cũng có nhiệt năng.

Lời giải:

Cốc nước nóng để trên mặt đất, không có thế năng và động năng nhưng luôn có nhiệt năng.

16. Một ấm đun nước bằng nhôm nặng 500g chứa 2 lít nước ở nhiệt độ 20oC. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước, nếu coi nhiệt lượng tỏa ra môi trường bên ngoài là không đáng kể. Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K.

Tóm tắt:

Vnc = 2 lít nước ↔ mnc = 2 kg; mấm = m0 = 500g = 0,5 kg;

t0 = 20oC; cnước = cnc = 4200 J/kg.K; cnhôm = c0 = 880 J/kg.K;

nước sôi t = 100oC;

Q = ?

Lời giải:

Nhiệt lượng tối thiếu cần thiết để đun sôi nước là:

Q = Qấm + Qnước = m0.c0.(t – t0) + mnc.cnc.(t – t0)

= 0,5. 880.(100 – 20) + 2.4200.(100 – 20)

= 35200 + 672000 = 707200J.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1071

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống