Chương 2: Nhiệt học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Vở Bài Tập Vật Lí 8 – Bài tự kiểm tra 2 giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

A – ÔN TẬP

Trước khi trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập cần:

– Đọc lại tất cả các bài học trong chương II (từ bài 19 đến bài 28).

– Học thuộc phần ghi nhớ của tất cả các bài trên.

Trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập.

1. Các chất được cấu tạo như thế nào?

Lời giải:

Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

2. Nêu hai đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất đã học trong chương này.

Lời giải:

– Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

– Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

3. Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có mối quan hệ như thế nào?

Lời giải:

Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

4. Nhiệt năng của một vật là gì? Khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt năng tăng hay giảm? Tại sao?

Lời giải:

Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt độ càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh vì nhiệt năng của vật lớn.

5. Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Tìm mỗi cách một thí dụ.

Lời giải:

– Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là thực hiện công và truyền nhiệt.

Ví dụ:

– Thực hiện công: dùng búa đập lên 1 thanh sắt.

– Truyền nhiệt: đem thanh sắt bỏ vào lửa.

6. Chọn các kí hiệu dưới đây cho trống thích hợp của bảng 29.1 SGK:

Lời giải:


BẢNG 29.1

7. Nhiệt lượng là gì? Tại sao đơn vị của nhiệt lượng lại là jun?

Lời giải:

Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi. Vì số đo nhiệt lượng là nhiệt năng có đơn vị là Jun nên nhiệt lượng có đơn vị là Jun.

8. Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có nghĩa là gì?

Lời giải:

Có nghĩa là: muốn cho 1kg nước nóng lên thêm 1oC cần cung cấp một nhiệt lượng là 4200J.

9. Viết công thức tính nhiệt lượng và nêu tên đơn vị các đại lượng có trong công thức này.

Lời giải:

Công thức: Q = m.c.Δt.

Trong đó:

Q: nhiệt lượng (J).

m: khối lượng (kg).

c: nhiệt lượng riêng (J/kg.độ).

Δt: Độ tăng hoặc giảm nhiệt độ (oC).

10. Phát biểu nguyên lý truyền nhiệt. Nội dung nào của nguyên lý này thể hiện sự bảo toàn năng lượng?

Lời giải:

Khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì:

    – Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật cân bằng nhau.

    – Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.

Nội dung thứ hai thể hiện sự bảo toàn năng lượng.

11. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là gì? Nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106 J/kg có nghĩa là gì?

Lời giải:

Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

Nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106 J/kg có nghĩa là 1kg than đá khi bị đốt cháy hoàn toàn sẽ tỏa ra một nhiệt lượng bằng 27.106 J.

12. Tìm một thí dụ cho mỗi hiện tượng sau đây:

– Truyền cơ năng từ vật này sang vật khác.

– Truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác.

– Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

– Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng.

Lời giải:

– Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng: dùng búa đập nhiều lần vào thanh đồng làm thanh đồng nóng lên.

– Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng: Cho than vào lò nấu sao đó than cháy và tao ra 1 lượng nhiệt lớn làm tăng áp suất của cơ đẩy bánh tàu hỏa nên làm cơ đẩy tàu chuyển động làm cho bánh tàu quay.

13. Viết công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt.

Lời giải:

H: Hiệu suất của động cơ nhiệt.

A: Công có ích mà động cơ nhiệt thực hiện (J).

Q: Nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra (J).

B – VẬN DỤNG

I – KHOANH TRÒN CHỮ ĐỨNG TRƯỚC CÂU MÀ EM CHO LÀ ĐÚNG

1. Tính chất nào sau đây không phải là nguyên tử, phân tử?

A. Chuyển động hỗn độn không ngừng.

B. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.

C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

Lời giải:

Chọn đáp án B.

Vì các nguyên tử, phân tử chuyển động không dừng. Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cầu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

2. Trong các câu viết về nhiệt năng sau đây, câu nào không đúng?

A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.

B. Nhiệt năng của vật là nhiệt lượng vật thu vào hoặc tỏa ra.

C. Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu nên vật.

D. Nhiệt năng của vật phụ thuộc nhiệt độ của vật.

Lời giải:

Chọn đáp án B.

Nhiệt năng của vật là nhiệt lượng vật thu vào hoặc tỏa ra.

3. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra:

A. Chỉ ở chất lỏng.

B. Chỉ ở chất rắn.

C. Chỉ ở chất lỏng và chất rắn.

D. Ở cả chất lỏng, chất rắn, chất khí.

Lời giải:

Chọn đáp án D.

Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra ở cả chất lỏng, chất rắn, chất khí.

4. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra:

A. Chỉ ở chất khí.

B. Chỉ ở chất lỏng.

C. Chỉ ở chất khí và chất lỏng.

D. Ở cả chất khí, chất lỏng, chất rắn.

Lời giải:

Chọn đáp án C.

Đối lưu là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra ở chất khí và chất lỏng.

5. Nhiệt truyền từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò chủ yếu bằng hình thức:

A. Dẫn nhiệt.

B. Đối lưu.

C. Bức xạ nhiệt.

D. Dẫn nhiệt và đối lưu.

Lời giải:

Chọn đáp án C.

Bức xạ nhiệt.

II – TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Tại sao có hiện tượng khuyếch tán? Hiện tượng khuyếch tán xảy ra nhanh lên hay chậm đi khi nhiệt độ giảm?

Lời giải:

Có hiện tượng khuếch tán là do các phân tử, nguyên tử có khoảng cách và chứng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.

Khi nhiệt độ giảm, hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm đi.

2. Tại sao một vật không phải lúc nào cũng có cơ năng nhưng lúc nào cũng có nhiệt năng?

Lời giải:

Vì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động hỗn độn không ngừng nên vật luôn có nhiệt năng.

3. Khi cọ xát một miếng đồng trên mặt bàn thì miếng đồng nóng lên. Có thể nói là miếng đồng đã nhận được nhiệt lượng không? Tại sao?

Lời giải:

Không thể nói là miếng đồng đã nhận được nhiệt lượng vì trong trường hợp này hình thức truyền nhiệt là bằng cách thực hiện công.

4. Đun nóng một ống nghiệm đậy kín có đựng một ít nước. Nước nóng dần và tới một lúc nào đó nút ống nghiệm bị bật lên. Trong hiện tượng này nhiệt năng của nước thay đổi bằng những cách nào; đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?

Lời giải:

Trong hiện tượng này nhiệt năng của nước thay đổi bằng cách truyền nhiệt.

Đã có sự chuyển hóa nhiệt năng thành cơ năng.

III – GIẢI BÀI TẬP

1. Dùng bếp dầu để đun sôi 2 lít nước ở 20oC đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5kg. Tính lượng dầu cần dùng. Biết chỉ có 30% nhiệt lượng do dầu bị đốt chảy tỏa ra làm nóng ấm và nước đun trong ấm.

Tóm tắt:

mấm = m1 = 0,5 kg; c1 = 880 J/kg.K; t1 = 20 oC;

mnước = m2 = 2 kg; c2 = 4200 J/kg.K; t2 = t1 = 20 oC;

Qích = 30%.Qd; t = 100 oC;

mdầu = m = ?

Lời giải:

– Nhiệt lượng do nước thu vào là:

Q2 = m2.c2.(t – t2) = 2.4200(100 – 20) = 672000J.

– Nhiệt lượng do ấm thu vào là:

Q1 = m1.c1.(t – t1) = 0,5.880.(100 – 20) = 35200J.

– Nhiệt lượng do dầu tỏa ra: Qd = q.m

Vì chỉ có 30 % nhiệt lượng do dầu bị đốt chảy tỏa ra làm nóng ấm và nước đun trong ấm nên ta có:

Khối lượng dầu cần dùng là:

2. Một ô tô chạy được một quãng đường dài 100km với lực kéo trung bình là 1400 N, tiêu thụ hết 10 lít (khoảng 8kg) xăng. Tính hiệu suất của ô tô.

Tóm tắt:

S = 100 km = 100000 m; F = 1400 N.

m = 8 kg; qxăng = q = 4,6.106 J/kg.

Hiệu suất H = ?

Lời giải:

Công ô tô thực hiện là:

A = F.S = 1400.100000 = 14.107 J.

Nhiệt lượng do nhiên liệu cháy tỏa ra là:

Q = m.q = 8.4,6.107 = 36,8.107 J.

Hiệu suất của ô tô là:

C – TRÒ CHƠI Ô CHỮ

Hàng ngang

1. Một đặc điểm của chuyển động phân tử?

2. Một dạng năng lượng vật nào cũng có?

3. Một hình thức truyền nhiệt?

4. Số đo phần nhiệt năng thu vào hay mất đi?

5. Đại lượng có đơn vị là J/kg.K

6. Tên chung của những vật liệu dùng để cung cấp nhiệt lượng khi đốt cháy?

7. Tên của một chương trong Vật lý 8?

8. Một hình thức truyền nhiệt?

Hàng dọc

Hãy xác định nội dung của từ hàng dọc màu xanh (H29.1 SGK)

Lời giải:

Nội dung của từ hàng dọc màu xanh: NHIỆT HỌC

PHẦN I. (6 điểm. Mỗi câu 0,5 điểm). Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án đúng.

1. Trong dao động của con lắc vẽ ở hình vẽ bên, chỉ có một hình thức chuyển hóa năng lượng từ thế năng sang động năng khi

A. Con lắc chuyển động từ A đến C.

B. Con lắc chuyển động từ C đến A.

C. Con lắc chuyển động từ A đến B.

D. Con lắc chuyển động từ B đến C.

Lời giải:

Chọn C.

Khi con lắc chuyển động từ A đến B, độ cao của nó giảm dần nên thế năng giảm, đồng thời vận tốc con lắc tăng nên động năng tăng theo. Do vậy đã có sự chuyển hóa năng lượng từ thế năng sang động năng.

2. Một người kéo đều một gầu nước trọng lượng 20N từ giếng sâu 6m lên. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của người đó là:

A. 120W.

B. 240W.

C. 60W.

D. 4W.

Lời giải:

Chọn D.

Đổi t = 0,5 phút = 30s.

Công của người khi kéo đều gầu nước là: A = F.s = 20.6 = 120J.

Công suất của người đó là: P = A/t = 120/30 = 4W.

3. Chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên một vật không có tính chất nào sau đây?

A. Hỗn độn không ngừng.

B. Càng nhanh khi nhiệt độ của vật càng cao.

C. Càng nhanh khi khối lượng của vật càng lớn.

D. Càng chậm khi nhiệt độ của vật càng thấp.

Lời giải:

Chọn C.

Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cầu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

4. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật tăng

A. nhiệt độ của vật tăng.

B. khối lượng của vật tăng.

C. khối lượng riêng của vật tăng.

D. Cả khối lượng và khối lượng riêng đều tăng.

Lời giải:

Chọn A.

Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cầu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

5. Câu nào sau đây viết về nhiệt năng là không đúng?

A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.

B. Nhiệt năng là động năng và thế năng của vật

C. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D. Nhiệt năng là năng lượng mà vật lúc nào cũng có.

Lời giải:

Chọn B.

Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên nhiệt năng không bao gồm thế năng của vật.

6. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt

A. Chỉ ở chất khí.

B. Chỉ ở chất lỏng.

C. Chỉ ở chất chất khí và chất lỏng.

D. Của chất lỏng, chất khí và chất chất rắn.

Lời giải:

Chọn C.

Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.

7. Có ba bình giống nhau A, B, C, đựng cùng một loại chất lỏng ở cùng một nhiệt độ. Sau khi dùng các đèn cồn tỏa nhiệt giống nhau để đun các bình này trong những khoảng thời gian như nhau thì

A. nhiệt độ của bình A cao nhất, rồi đến nhiệt độ ở bình B, bình C.

B. nhiệt độ của bình B cao nhất, rồi đến nhiệt độ ở bình C, bình A.

C. nhiệt độ của bình C cao nhất, rồi đến nhiệt độ ở bình B, bình A.

D. nhiệt độ ở ba bình như nhau.

Lời giải:

Chọn D.

Vì ba bình A, B, C giống nhau, đựng cùng một loại chất lỏng ở cùng một nhiệt độ và được đun trong cùng 1 khoảng thời gian, nhiệt lượng nhận được từ đèn cồn cũng giống nhau nên độ tăng nhiệt độ 3 bình như nhau. Do đó nhiệt độ ở ba bình bằng nhau.

8. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là đúng?

A. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt trong sự truyền nhiệt.

B. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng có đơn vị là jun.

C. Bất cứ vật nào cũng có nhiệt lượng.

D. Sự truyền nhiệt giữa hai vật chỉ dừng lại khi có hai vật có nhiệt lượng bằng nhau.

Lời giải:

Chọn A.

Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

9. Công thức nào sau đây là công thức tính nhiệt lượng do vật có khối lượng m thu vào?

A. Q = m.c.Δt, trong đó Δt là độ giảm nhiệt độ.

B. Q = m.c.Δt, trong đó Δt là độ tăng nhiệt độ.

C. Q = m.c.(t1 – t2), trong đó t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối.

D. Q = m.q với q là năng suất tỏa nhiệt.

Lời giải:

Chọn B.

Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào: Q = m.c.Δt, trong đó: Q là nhiệt lượng (J), m là khối lượng của vật (kg), Δt là độ tăng nhiệt độ của vật (oC hoặc K), c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).

10. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu có đơn vị là

A. jun, kí hiệu là J.

B. Jun trên kilôgam kenvin, kí hiệu là J/kg.K.

C. Jun kilôgam, kí hiệu là J.kg.

D. Jun trên kilôgam, kí hiệu là J/kg.

Lời giải:

Chọn D.

Đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.

Đơn vị của năng suất tỏa nhiệt là J/kg.

11. Hình bên vẽ các đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của cùng một khối lượng nước, đồng và nhôm được đun bằng những bếp tỏa nhiệt như nhau. Câu phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Đường III ứng với đồng, đường II ứng với nhôm, đường I ứng với nước.

B. Đường III ứng với nước, đường II ứng đồng với, đường I ứng với nhôm.

C. Đường III ứng với nước, đường II ứng với nhôm, đường I ứng với đồng.

D. Đường III ứng với nhôm, đường II ứng với đồng, đường I ứng với nước.

Lời giải:

Chọn A.

Ta có . Trên đồ thị ta dựng đường vuông góc với trục thời gian. Khi đó thời gian cung cấp nhiệt cho 3 chất là như nhau. Vì cùng khối lượng và bếp tỏa nhiệt như nhau nên độ tăng nhiệt độ sẽ phụ thuộc tỷ lệ nghịch vào nhiệt dung riêng:

Vì cnc = 4200J/kg.K > cnhôm = 880J/kg.K > cđồng = 380J/kg.K

⇒ Δtnước < Δtnhôm < Δtđồng

Vậy đường I: nước; đường II: nhôm; đường III: đồng.

12. H là hiệu suất động cơ nhiệt được tính bằng công thức, do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra. Công thức nào sau đây không đúng?

A.

, trong đó Q là nhiệt lượng toàn phần, A là thực hiện được.

B. , trong đó Q1 là nhiệt lượng có ích, Q2 là nhiệt lượng truyền cho nguồn lạnh, Q là nhiệt lượng toàn phần.

C. , trong đó Q1 là nhiệt lượng có ích, Q2 là nhiệt lượng truyền cho nguồn lạnh, Q là nhiệt lượng toàn phần.

D.

, trong đó Q là nhiệt lượng toàn phần, A là thực hiện được.

Lời giải:

Chọn D.

Hiệu suất của động cơ nhiệt dược xác định bằng tỉ số giữa phần nhiệt lượng chuyển hóa thành công cơ học và nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra.

Trong biểu thức:

A là công mà động cơ thực hiện được. Công này có độ lớn bằng phần nhiệt lượng chuyển hóa thành công: A = Q1 = Q – Q2.

PHẦN II (1 điểm. Mỗi câu 0,5 điểm)

Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:

13. Khi hai vật truyền nhiệt cho nhau thì:

    – Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

    – Sự truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ của 2 vật bằng nhau.

    – Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.

14. Đơn vị của cơ năng là jun, kí hiệu là J.

Đơn vị của nhiệt lượng là jun, kí hiệu là J.

Đơn vị của nhiệt dung riêng là jun trên kilôgam nhân K, kí hiệu là J/kg.K.

PHẦN III. (3 điểm)

Viết lời giải cho các bài tập sau

15. Tìm một ví dụ chứng tỏ một vật không phải lúc nào cũng có cơ năng nhưng lúc nào cũng có nhiệt năng.

Lời giải:

Cốc nước nóng để trên mặt đất, không có thế năng và động năng nhưng luôn có nhiệt năng.

16. Một ấm đun nước bằng nhôm nặng 500g chứa 2 lít nước ở nhiệt độ 20oC. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước, nếu coi nhiệt lượng tỏa ra môi trường bên ngoài là không đáng kể. Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K.

Tóm tắt:

Vnc = 2 lít nước ↔ mnc = 2 kg; mấm = m0 = 500g = 0,5 kg;

t0 = 20oC; cnước = cnc = 4200 J/kg.K; cnhôm = c0 = 880 J/kg.K;

nước sôi t = 100oC;

Q = ?

Lời giải:

Nhiệt lượng tối thiếu cần thiết để đun sôi nước là:

Q = Qấm + Qnước = m0.c0.(t – t0) + mnc.cnc.(t – t0)

= 0,5. 880.(100 – 20) + 2.4200.(100 – 20)

= 35200 + 672000 = 707200J.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 975

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống