Chương 2: Điện từ học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Vở Bài Tập Vật Lí 9 – Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

1. Trả lời câu hỏi

C1: Làm thế nào để cho một thanh thép nhiễm từ?

Lời giải:

– Đặt thanh thép vào trong từ trường (chẳng hạn: đặt thanh thép vào trong lòng ống dây rồi cho dòng điện chạy qua ống dây hoặc đặt trong từ trường của nam châm).

C2: Có những cách nào để nhận biết một chiếc kim bằng thép đã bị nhiễm từ hay chưa?

Lời giải:

Để nhận biết chiếc kim bằng thép đã bị nhiễm từ hay chưa học sinh sẽ thử các cách sau:

Cách 1: Treo kim thăng bằng trên một sợi dây không xoắn xem nó có chỉ hướng Nam – Bắc hay không.

Cách 2: Đưa kim lại gần các mạt sắt xem kim có hút mạt sắt hay không.

Cách 3: Dùng một thanh nam chân thẳng đưa lại gần chiếc kim bằng thép sau đó lần lượt thay đổi từ cực của thanh nam châm thì ta thấy hiện tượng đẩy, hút.

C3: Nêu cách xác định tên từ cực của một ống dây có dòng điện chạy qua và chiều dòng điện trong các vòng dây bằng một kim nam châm?

Lời giải:

+ Đặt kim nam châm lại gần cuộn dây có dòng điện chạy qua.

+ Căn cứ vào định hướng của kim nam châm mà xác định chiều các đường sức từ trong lòng ống dây từ đó ta xác định được từ cực của ống dây (lưu ý: chiều của từ trường là ra Bắc vào Nam).

+ Sau đó dùng quy tắc nắm bàn tay phải để xác định chiều của dòng điện trong các vòng dây.

2. Kết quả chế tạo nam châm vĩnh cửu

BẢNG 1

3. Kết quả nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện

BẢNG 2

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1111

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống