Chương 2: Điện từ học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Vở Bài Tập Vật Lí 9 – Bài 28: Động cơ điện một chiều giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

A – HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA

I – NGUYÊN TẮC CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU

1. Các bộ phận chính của động cơ một chiều

2. Hoạt động của động cơ một chiều

C1 Chiều của lực điện từ tác dụng lên đoạn AB và CD của khung dây dẫn khi có dòng điện chạy qua được mô tả trên hình 28.1.

C2

Dự đoán: Khung dây sẽ quay theo chiều kim đồng hồ do tác dụng của lực điện từ.

C3.

Làm thí nghiệm kiểm tra em nhận thấy: Khung dây sẽ quay theo chiều kim đồng hồ do tác dụng của lực điện từ.

3. Kết luận

a) Động cơ điện một chiều có hai bộ phận chính là nam châm tạo ra từ trường và khung dây dẫn cho dòng điện chạy qua.

b) Khi đặt khung dây dẫn ABCD trong từ trường và cho dòng điện chạy qua khung thì dưới tác dụng của lực điện từ khung dây sẽ quay.

II – ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU TRONG KĨ THUẬT

1. Cấu tạo của động cơ một chiều trong kĩ thuật

C4. Động cơ điện một chiều trong kỹ thuật khác với mô hình ở chỗ:

– Trong động cơ điện kĩ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là nam châm điện.

– Bộ phận quay của động cơ điện kĩ thuật không đơn giản là một khung dây mà gồm nhiều cuộn dây đặt lệch nhau và song song với trục của một khối trụ làm bằng các lá thép kĩ thuật ghép lại.

2. Kết luận

a) Trong động cơ kĩ thuật bộ phận tạo ra từ trường là nam châm điện

b) Bộ phận quay của động cơ điện kĩ thuật không đơn giản là một khung dây mà gồm nhiều cuộn dây đặt lệch nhau và song song với trục của một khối trụ làm bằng các lá thép kĩ thuật ghép lại.

III – SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯỢNG TRONG ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Khi hoạt động động cơ điện chuyển hóa từ dạng năng lượng điện năng thành cơ năng

IV – VẬN DỤNG

C5

Khung dây trong hình 28.3 SGK quay ngược chiều kim đồng hồ.

C6.

Khi chế tạo động cơ điện có công suất lớn, người ta không dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra từ trường vì nam châm vĩnh cửu không tạo ra được từ trường mạnh như nam châm điện.

C7.

Động cơ điện có những ứng dụng như: được sử dụng để chế tạo ra máy bơm, máy quạt, tủ lạnh, máy giặt,…

I – BÀI TẬP TRONG SÁCH BÀI TẬP

Câu 28.1 trang 82 VBT Vật Lí 9:

Sở dĩ đĩa của “bánh xe Bác – lô” quay được là vì: Dòng điện chạy từ trục đĩa theo đường bán kính OA (A là điểm mà đĩa tiếp xúc với thủy ngân). Lực điện từ do từ trường của nam châm tác dụng vào dòng điện (theo quy tắc bàn tay trái) là lực kéo OA ra phía ngoài nam châm. Kết quả là đĩa quay theo chiều kim đồng hồ như đã biểu diễn như hình trên.

Câu 28.2 trang 82 VBT Vật Lí 9:

a) Lực điện từ tác dụng lên khung dây dẫn trên hình 28.2

b) Tại vị trí thứ 6, lực điện từ không có tác dụng làm quay khung. Nếu do quán tính, khung quay thêm một chút nữa thì tại vị trí mới lực điện từ sẽ làm khung dây quay tiếp tục.

c) Khi dụng đã vượt qua vị trí thứ 6, ta đổi chiều dòng điện trong khung, hiện tượng xảy ra là khung sẽ tiếp tục quay theo chiều ban đầu (theo chiều kim đồng hồ).

Câu 28.3 trang 82 VBT Vật Lí 9:

Chọn D. Có thể biến đổi trực tiếp năng lượng của nhiên liệu thành cơ năng.

Câu 28.4 trang 82 VBT Vật Lí 9:

a – 3                   b – 4                  c – 5                    d – 6                    e – 2

Câu 28a trang 82 VBT Vật Lí 9: Hãy chọn câu đúng

Động cơ điện một chiều hoạt động dựa vào

A. tác dụng từ của dòng điện

B. tác dụng của nam châm lên dây dẫn có dòng điện chạy qua

C. tác dụng chuyển hóa điện năng thành cơ năng

D. tác dụng từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường

Lời giải:

Giải: chọn D

Câu 28b trang 82 VBT Vật Lí 9: Hãy chọn câu đúng

Khi hoạt động, động cơ điện

A. Chỉ chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng

B. Chỉ chuyển hóa điện năng thành cơ năng

C. Chuyển hóa điện năng sang cơ năng và một phần sang nhiệt năng

D. Chuyển hóa điện năng sang cơ năng,nhiệt năng ,quang năng,năng lượng gió

Lời giải:

Giải: chọn B

1. Trả lời câu hỏi

C1: Làm thế nào để cho một thanh thép nhiễm từ?

Lời giải:

– Đặt thanh thép vào trong từ trường (chẳng hạn: đặt thanh thép vào trong lòng ống dây rồi cho dòng điện chạy qua ống dây hoặc đặt trong từ trường của nam châm).

C2: Có những cách nào để nhận biết một chiếc kim bằng thép đã bị nhiễm từ hay chưa?

Lời giải:

Để nhận biết chiếc kim bằng thép đã bị nhiễm từ hay chưa học sinh sẽ thử các cách sau:

Cách 1: Treo kim thăng bằng trên một sợi dây không xoắn xem nó có chỉ hướng Nam – Bắc hay không.

Cách 2: Đưa kim lại gần các mạt sắt xem kim có hút mạt sắt hay không.

Cách 3: Dùng một thanh nam chân thẳng đưa lại gần chiếc kim bằng thép sau đó lần lượt thay đổi từ cực của thanh nam châm thì ta thấy hiện tượng đẩy, hút.

C3: Nêu cách xác định tên từ cực của một ống dây có dòng điện chạy qua và chiều dòng điện trong các vòng dây bằng một kim nam châm?

Lời giải:

+ Đặt kim nam châm lại gần cuộn dây có dòng điện chạy qua.

+ Căn cứ vào định hướng của kim nam châm mà xác định chiều các đường sức từ trong lòng ống dây từ đó ta xác định được từ cực của ống dây (lưu ý: chiều của từ trường là ra Bắc vào Nam).

+ Sau đó dùng quy tắc nắm bàn tay phải để xác định chiều của dòng điện trong các vòng dây.

2. Kết quả chế tạo nam châm vĩnh cửu

BẢNG 1

3. Kết quả nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện

BẢNG 2

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 988

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống