Chương 3: Quang học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Vở Bài Tập Vật Lí 9 – Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

A – HỌC THEO SGK

I – THẾ NÀO LÀ TRỘN CÁC ÁNH SÁNG MÀU VỚI NHAU ?

Ta có thể trộn hai hay nhiều chùm ánh sáng màu với nhau bằng cách chiếu 2 hoặc nhiều chùm ánh sáng màu đồng thời lên cùng một chỗ trên 1 tấm màn chắn màu trắng.

Cũng có thể trộn hai hay nhiều chùm ánh sáng màu (rất yếu) bằng cách chiếu đồng thời trực tiếp các chùm đó vào mắt.

II – TRỘN HAI ÁNH SÁNG MÀU VỚI NHAU

1. Thí nghiệm 1

C1. Ta thu được ánh sáng màu vàng khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lục.

– Ta thu đươc ánh sáng màu hồng nhạt khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lam.

– Ta thu được ánh sáng màu nõn chuối trộn ánh sáng màu lục với ánh sáng màu lam.

– Không có “ánh sáng màu đen”. Trộn hai ánh sáng khác màu với nhau ta thu được ánh sáng màu khác.

2. Kết luận

Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau ta được ánh sáng màu khác. Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy tối, tức là thấy màu đen. Bằng cách làm như trên ta có thể trộn 3 hoặc nhiều ánh sáng màu với nhau.

III TRỘN BA ÁNH SÁNG MÀU VỚI NHAU ĐỂ ĐƯỢC ÁNH SÁNG TRẮNG

1. Thí nghiệm 2

C2. Tại chỗ ba ánh sáng màu đỏ, lục và lam gặp nhau ta được ánh sáng có màu trắng.

2. Kết luận

Khi trộn các ánh sáng màu đỏ, lục và lam với nhau một cách thích hợp sẽ được ánh sáng trắng.

Người ta còn tìm ra nhiều bộ ba chùm ánh sáng khác nhau, khi trộn với nhau cũng được ánh sáng trắng. Tuy nhiên các ánh sáng trắng nói trên khác nhau chút ít và khác với ánh sáng trắng của các ngọn đèn hay Mặt Trời phát ra.

Người ta cũng làm được nhiều thí nghiệm trộn các ánh sáng có màu từ tím đến đỏ do lăng kính phân tích ra và cũng được ánh sáng trắng.

IV – VẬN DỤNG

C3.

   + Thí nghiệm này gọi là thí nghiệm đĩa tròn Niu-tơn.

   + Do hiện tượng lưu ảnh trên màng lưới, nên nếu đĩa quay nhanh, mỗi điểm trên màn lưới nhận được gần như đồng thời ba thứ ánh sáng phản xạ từ ba vùng các màu đỏ, lục, lam trên đĩa chiếu đến và cho ta cảm giác màu trắng.

   + Không thể coi đây là một thí nghiệm trộn ánh sáng màu với nhau được vì đây chỉ là kết quả của sự chồng chập các ảnh màu trong mắt do sự lưu ảnh của mắt, trên thực tế thì các màu trên tấm bìa vẫn nằm riêng biệt.

I – BÀI TẬP TRONG SBT

Câu 53-54.2 trang 151 VBT Vật Lí 9:

Chọn câu D. Chiếu 1 chùm sáng đỏ và 1 chùm sáng vàng vào 1 tờ giấy trắng (vì tờ giấy trắng sẽ tán xạ đồng thời cả ánh sáng đỏ và ánh sáng vàng)

Câu 53-54.3 trang 151 VBT Vật Lí 9:

a – 3               a – 4               c – 2               d – 1

Câu 53-54.5 trang 151 VBT Vật Lí 9:

Trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng vàng sẽ thu được ánh sáng màu da cam

Câu 54a trang 151 VBT Vật Lí 9: Ghép mỗi nội dung ở cột bên trái với một nội dung tương ứng ở cột bên phải để thành những câu đúng.

a) trộn ánh sáng đỏ với lục ta được 1. ánh sáng đỏ cánh sen
b) trộn ánh sáng đỏ với lam ta được 2. ánh sáng thiên thanh
c) trộn ánh áng lục với lam ta được 3. ánh sáng trắng
d) trộn các ánh sáng đỏ, lục, lam ta được 4. ánh sáng vàng.

Lời giải:

a – 4                  b – 1                  c – 2                  d – 3

Câu 54b trang 152 VBT Vật Lí 9: Ghép mỗi nội dung ở cột bên trái với một nội dung tương ứng ở cột bên phải để thành những câu đúng

a) Trộn ánh sáng đỏ với lục ta được 1. trộn các ánh sáng đỏ, lục, lam với nhau
b) Trộn ánh sáng vàng với lam ta được 2. ánh sáng trắng
c) Đó là vì trộn ánh sáng vàng với lam có nghĩa là 3. ánh sáng vàng

Lời giải:

a – 3                b – 2               c – 1

1. Trả lời câu hỏi

a) Ánh sáng đơn sắc là gì ?

Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định và không thể phân tích ánh sáng đó thành các ánh sáng có màu khác được.

b) Ánh sáng không đơn sắc là gì ?

Ánh sáng không đơn sắc tuy cũng có một màu nhất định, nhưng nó là sự pha trộn của nhiều ánh sáng màu; do đó ta có thể phân tích ánh sáng không đơn sắc thành nhiều ánh sáng màu khác nhau.

c) Trình bày cách nhận biết ánh sáng đơn sắc hoặc không đơn sắc bằng đĩa CD

Chiếu ánh sáng cần phân tích vào mặt ghi của đĩa CD (nếu không có đĩa CD thì có thể dùng con tem hình tròn dán ở sau sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục). Quan sát ánh sáng phản xạ. Cần nghiêng đi nghiêng lại mặt đĩa để thay đổi góc tới của chùm sáng trên mặt đĩa. Chú ý là chỉ cho ánh sáng cần phân tích (không cho ánh sáng khác) chiếu vào mặt đĩa.

– Nếu thấy ánh sáng phản xạ chỉ có một màu nhất định thì ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng đơn sắc

– Nếu phát hiện ra trong ánh sáng phản xạ có những ánh sáng màu khác nhau thì ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng không đơn sắc.

2. Kết quả

a) Màu của các ánh sáng được phân tích ra từ các ánh sáng màu tạo ra nhờ các tấm lọc màu khác nhau

BẢNG 1

b) Kết luận chung về sự đơn sắc hay không đơn sắc của ánh sáng màu tạo ra nhờ các tấm lọc màu: Ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng đơn sắc.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1162

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống