Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
• Nội dung chính
– Công dụng của đồng hồ điện.
– Phân loại đồng hồ điện.
– Công dụng của 1 số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện.
I. Đồng hồ điện
1. Công dụng của đồng hồ đo điện
• Biết được tình trạng làm việc của các thiết bị điện.
• Phán đoán được nguyên nhân những hư hỏng, sự cố kĩ thuật.
• Phán đoán hiện tượng làm việc không bình thường của mạch điện và đồ dùng điện.
2. Phân loại đồng hồ đo điện
– Phân loại theo đại lượng cần đo.
Đồng hồ đo điện | Đại lượng đo |
Ampe kế | Cường độ dòng điện |
Oát kế | Công suất |
Vôn kế | Điện áp |
Công tơ | Điện năng tiêu thụ của mạch điện |
Ôm kế | Điện trở mạch điện |
Đồng hồ vạn năng | Điện áp, dòng điện, điện trở |
3. Một số kí hiệu của đồng hồ đo điện
Cấp chính xác thể hiện sai số của phép đo.
• Ví dụ: Vôn kế có thang đo 300V, cấp chính xác là 1,5 thì sai số tuyệt đối lớn nhất là:
II. Dụng cụ cơ khí
Trong công việc lắp đặt và sửa chữa mạng điện, chúng ta thường phải sử dụng một số dụng cụ cơ khí. Hiệu quả công việc phụ thuộc một phần vào việc chọn và sử dụng dụng cụ lao động đo.
Một số loại dụng cụ cơ khí:
Tên dụng cụ | Hình vẽ | Công dụng |
Thước cuộn | Đo chiều dài | |
Thước cặp | Đo đường kính dây điện, kích thước, chiều sâu lỗ | |
Pan me | Đo chính xác đường kính dây điện (1/1000) | |
Tua vít | Vặn ốc | |
Búa | Tạo lực đập | |
Cưa sắt | Cắt, cắt ống nhựa và kim loại | |
Kìm | Cắt dây dẫn, tuốt dây và giữ dây dẫn khi nối | |
Khoan cầm tay | Khoan lỗ trên gỗ, bê tông,… để lắp đặt dây dẫn, thiết bị điện |
IV. Ghi nhớ
Đồng hồ đo điện
– Gồm có: vôn kế, ampe kế, oát kế, công tơ, ôm kế, đồng hồ vạn năng. – Giúp phát hiện những hư hỏng về kĩ thuật của mạch điện và đồ dùng điện. |
Dụng cụ cơ khí
– Gồm có: kìm, búa, khoan, tua vít, thước, … – Hiệu quả công việc phụ thuộc vào việc chọn và sử dụng đúng dụng cụ lao động. |