Lý Thuyết & 100 Câu Trắc Nghiệm Lắp Đặt Mạng Điện Trong Nhà

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

I. Quy trình lắp đặt mạch điện

    – B1: Vẽ sơ đồ lắp đặt.

    – B2: Vạch dấu vị trí lắp đặt.

    – B3: Khoan lỗ lắp đặt các thiết bị điện và dây dẫn.

    – B4: Lắp đặt thiết bị điện và dây dẫn.

    – B5: Kiểm tra mạch điện theo yêu cầu.

    – B6: Vận hành thử.

II. Câu hỏi và bài tập

1. Dây dẫn và dây cáp điện có cấu tạo khác nhau như thế nào? Dây cáp được lắp đặt ở vị trí nào của mạng điện trong nhà?

    • Cấu tạo dây dẫn điện:

    – Gồm 2 phần: Lõi và vỏ cách điện.

    • Lõi dây: Thường được làm bằng đồng hoặc nhôm. Được chế tạo thành 1 sợi hoặc nhiều sợi bện với nhau.

    • Võ cách điện:

       ◦ Gồm 1 hoặc nhiều lớp.

       ◦ Thường bằng cao su, chất cách điện tổng hợp (PVC).

    • Vỏ bọc cơ học: Chống va đập cơ học, ảnh hưởng của độ ẩm nước và các chất hóa học.

    • Cấu tạo dây cáp điện:

Trong đó:

    • 1. Lõi cáp: Bằng đồng (hoặc nhôm), gồm một lõi hoặc nhiều lõi.

    • 2. Vỏ cách điện: Bằng cao su tự nhiên, cao su tổng hợp, PVC.

    • 3. Vỏ bảo vệ: Được chế tạo cho phù hợp với các môi trường lắp đặt cáp khác nhau.

    • Dây cáp được dùng để lắp đường dây hạ áp dẫn điện từ lưới điện phân phối gần nhất đến mạng điện trong nhà.

2. Đồng hồ dùng để đo điện áp mạch điện là: vôn kế.

3. Tại sao trên vỏ dây biến áp cần có vôn kế và ampe kế?

    – Vôn kế là để xem điện đầu ra có đạt mức chuẩn không, còn Ampe kế là để biết xem cường độ dòng điện có vượt quá mức cho phép hay không để có thể điều chỉnh kịp thời.

4. Dây dẫn điện trong nhà nối với nhau bằng cách nào? Tại sao các mỗi nối cần hàn và được cách điện?

    – Các kiểu nối:

       + Mối nối thẳng (nối tiếp).

       + Mối nối phân nhánh (nối rẽ).

       + Mối nối dùng phụ kiện.

    – Giải thích: để đảm bảo an toàn cho mạch điện, tránh cho các mối nối bị oxi hóa, tránh gây thương tích cho con người.

5. Trình bày quy trình lắp bảng điện. có thể bỏ qua công đoạn vạch dấu không? Tại sao?

    – Không thể bỏ qua giai đoạn vạch dấu

    – Lí do: giai đoạn này dùng để xác định cách bố trí các thiết bị trên bảng điện, góp phần làm cho bảng điện gọn gàng, về sau dễ sửa chữa.

6. Phân biệt sự khác nhau của sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt của mạch điện

    – Giống nhau: Đều là bản vẽ về mạch điện có dây dẫn và dụng cụ điện.

    – Khác:

       + Sơ đồ nguyên lí: Nêu lên mối quan hệ điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện vị trí lắp đặt, cách lắp ráp sắp xếp của chúng trong thực tế, nghiên cứu nguyên lí lám việc của mạch điện.

       + Sơ đồ mạch điện: Thể hiện vị trí lắp đặt, cách lắp ráp sắp xếp của chúng trong thực tế của mạch điện, sử dụng để duy trì, vật liệu sửa chữa mạng điện.

7. Xây dựng sơ đồ lắp đặt của mạch điện phụ thuộc những yếu tố nào?

    – Mục đích sử dụng vị trí lắp đặt điện.

    – Vị trí, cách lắp đặt các phần tử của mạch điện.

    – Phương pháp lắp đặt dây dẫn.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 972

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống