Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 7 năm 2021 (có đáp án)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV

Câu 1: Tháng 11-1406 đã diễn ra sự kiện gì quan trọng ở quốc gia Đại Ngu?  

A. Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần.

B. Quân Minh tràn vào xâm lược 

C. Nhà Hồ sụp đổ hoàn toàn.

D. Cuộc khởi nghĩa lật đổ nhà Hồ bùng nổ.

Lời giải:

Tháng 11-1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh đã huy động một lực lượng lớn gồm 20 vạn quân cùng với hàng chục vạn dân phu, do tướng Trương Phụ cầm đầu, chia làm hai cánh tràn vào xâm lược nước ta.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng phát triển nhanh chóng ở các vùng từ  

A. Thanh Hóa đến Thuận Quảng.

B. Thanh Hóa đến Hóa Châu.

C. Thanh Hóa đến Nghệ An.

D. Thăng Long đến Thanh Hóa.

Lời giải:

Sau khi Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, lấy hiệu và Trùng Quang đế và phát động khởi nghĩa.Cuộc khởi nghĩa đã phát triển nhanh chóng ở các vùng từ Thanh Hóa đến Hóa Châu.

Đáp án cần chọn là: B

Chú ý

Hóa Châu là vùng đất thuộc tình Thừa Thiên Huế ngày nay.

Câu 3: Nhà Minh sử dụng duyên cớ nào để xuất quân tấn công Đại Ngu?  

A. Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần

B. Nhà Hồ không thực hiện triều cống theo lệ

C. Nhà Hồ không tiếp nhận sắc phong của vua Minh

D. Nhà Hồ gây xung đột ở biên giới nhà Minh

Lời giải:

Tháng 11-1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh đã huy động quân đội tiến vào chinh phạt Đại Ngu để “phù Trần diệt Hồ”

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” Hai câu thơ trên phản ánh điều gì?  

A. Chính sách cai trị tàn bạo của quân Minh.

B. Sự phản bội của một số binh lính.

C. Quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta.

D. Cuộc sống khổ cực của nhân dân ta.

Lời giải:

Câu nói trên nhân hóa thể hiện hành động tàn bạo của kẻ thù. Những hành động này đã khơi sâu mối thù dân tộc, củng cố quyết tâm chiến đấu chống quân Minh xâm lược của nhân dân ta, là nguyên nhân dẫn đến bùng nổ khởi nghĩa Lam Sơn. 

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Nội dung nào sau đây không phải chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta?

A. Thi hành chính sách đồng hóa tàn bạo.

B. Đặt ra những thứ thuế vô lý để bóc lột nhân dân ta.

C. Thiết lập một chính quyền tay sai bản xứ

D. Xóa bỏ quốc hiệu của ta, đổi thành quận Giao Chỉ.

Lời giải:

– Chính trị: Xóa bỏ quốc hiệu Đại Ngu,  đổi thành quận Giao Chỉ; sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.

– Kinh tế: vơ vét sản vật quý hiếm; đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí.

– Văn hóa: bắt nhân dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình;  thiêu hủy phần lớn sách quý của nước ta và mang về Trung Quốc nhiều sách có giá trị.

=> Loại trừ đáp án: C

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống ách thống trị của nhà Minh?

A. Nhà Minh không thực hiện lời hứa khôi phục nhà Trần.

B. Chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh.

C. Sự phục hồi lực lượng của các quý tộc Trần.

D. Tranh thủ cơ hội chính quyền Minh suy yếu.

Lời giải:

Sau khi cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ thất bại, Chính sách thống trị tàn bạo của nhà Minh đối với nhân dân ta đã làm cho mâu thuẫn dân tộc ngày càng thêm gay gắt. Để giải quyết mâu thuẫn này, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra, trong đó tiêu biểu có các cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn tới sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống Minh?  

A. Nhà Hồ không đoàn kết được nhân dân đánh giặc

B. Tương quan lực lượng quá chênh lệch

C. Nhà Hồ không có sự chuẩn bị chu đáo

D. Nhà Hồ đang trong giai đoạn khủng hoảng suy vong

Lời giải:

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thất bại nhanh chóng của cuộc kháng chiến chống Minh do nhà Hồ lãnh đạo là do nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân đánh giặc. Nhà Hồ được thành lập không mang tính chính danh nên không được nhân dân đồng thuận, lại vấp phải sự chống đối quyết liệt của những quý tộc Trần nên không phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh (trước cuộc khởi nghĩa Lam Sơn)?

A. Lãnh đạo là các quý tộc nhà Trần.

B. Có sự thống nhất trên phạm vi cả nước.

C. Diễn ra liên tục trên phạm vi rộng lớn.

D. Đều bị đàn áp đẫm máu.

Lời giải:

Các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh (trước cuộc khởi nghĩa Lam Sơn) có những đặc điểm nổi bật sau:

– Lãnh đạo: các quý tộc nhà Trần.

– Thời gian hoạt động:nổ ra sớm (ngay từ khi quân Minh đặt ách đô hộ ở Đại Ngu), nổ ra liên tục, hoạt động trong thời gian ngắn.

– Phạm vi hoạt động: diễn ra lẻ tẻ trên phạm vi cả nước.

– Kết quả: đều thất bại.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Điểm khác nhau cơ bản giữa đường lối kháng chiến của nhà Hồ so với nhà Trần là  

A. Thiên về phòng thủ, bị động.

B. Vừa đánh cản giặc, vừa rút lui chiến lược.

C. Huy động sức mạnh toàn dân.

D. Thực hiện “Vườn không nhà trống”.

Lời giải:

Sự khác nhau trong đường lối kháng chiến của nhà Hồ và nhà Trần

– Nhà Hồ: dựa vào lực lượng quân đội, không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc, chiến đấu thiên về phòng thủ bị động.

– Nhà Trần:

+ Huy động được sức mạnh của toàn dân tộc để lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều

+ Vừa đánh cản giặc, vừa rút lui chiến lược để bảo toàn lực lượng và khoét sâu và điểm yếu của địch

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Bài học kinh nghiệm điển hình được rút ra từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Minh do nhà Hồ lãnh đạo cho các cuộc đấu tranh thời kì sau là  

A. Phải có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt

B. Phải đoàn kết được toàn dân tộc

C. Phải quy tụ được những tướng lĩnh tài giỏi

D. Phải có những cách đánh giặc độc đáo

Lời giải:

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Minh do nhà Hồ lãnh đạo là do lòng dân không theo nên nhà Hồ không thể tiến hành được một cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc như Hồ Nguyên Trừng đã từng khẳng định “thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”. Còn trên thực tế nhà Hồ đã có sự chuẩn bị chu đáo về quân đội, cách đánh giặc

=> Bài học kinh nghiệm rút ra cho các thời kì sau là phải có những biện pháp để thu phục lòng dân, đoàn kết toàn dân tộc

Đáp án cần chọn là: B

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1018

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống